Theo CNN, Sundar Pichai lớn lên ở Chennai (Ấn Độ) và thiếu thốn khả năng truy cập vào điện thoại, chưa nói đến máy tính hoặc internet; nhưng chính điều đó đã giúp ông nhận thấy sức mạnh khủng khiếp của công nghệ.
Gia đình Pichai đã phải đợi 5 năm trước khi họ có thể sở hữu được một chiếc điện thoại. Khi họ có điện thoại, những người hàng xóm cũng đến để thực hiện các cuộc gọi nhờ. Pichai nói rằng "nó đã trở thành một vật dùng chung. Mọi người sẽ đến để gọi cho con của họ. Và đối với tôi, nó cho thấy sức mạnh từ những gì có thể đạt được với công nghệ".
tin liên quan
Google chi bao nhiêu để bảo vệ CEO Sundar Pichai?Trước khi gia nhập Google vào năm 2004, Pichai làm việc ở hai công ty Applied Materials và McKinsey. Tại Google, ông giữ nhiều vai trò khác nhau bao gồm giám sát Chrome, giám đốc sản phẩm của Google và người đứng đầu hệ điều hành Android. Ông trở thành CEO của Google vào năm 2015.
Khi được hỏi về “giấc mơ Mỹ”, Pichai tin rằng nước Mỹ là vùng đất của cơ hội, cho biết thêm “tôi vẫn nghĩ rằng điều đó đúng trong ngày nay. Nhưng chúng ta cần phải làm việc chăm chỉ để đảm bảo đó là sự thật". Pichai cũng đã kêu gọi Quốc hội Mỹ bảo vệ những “kẻ mộng mơ” và ủng hộ dân nhập cư có tay nghề cao.
"Nếu bạn nhìn vào lĩnh vực công nghệ tại tất cả các công ty hàng đầu, nhiều trong số đó được thành lập bởi những người nhập cư. Sự dẫn đầu của chúng tôi trong công nghệ đến từ khả năng thu hút các nhà khoa học máy tính, các nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo giỏi nhất. Tôi nghĩ điều quan trọng là chúng tôi tiếp tục làm điều đó", Pichai cho biết.
Pichai nói rằng trở thành CEO của Google là cơ hội của cả cuộc đời nhưng đó không phải là điều ông yêu cầu. Ông đã cảm thấy rất ngạc nhiên khi hai nhà đồng sáng lập Google là Larry Page và Sergey Brin đã tiếp cận ông về vị trí này. Ông nói “tôi đang bận rộn xây dựng các sản phẩm. Và tôi hoàn toàn không lường trước được việc này sẽ đi đến đâu”.
Trong vai trò của mình, Pichai đã phải đối mặt với một số thách thức nghiêm trọng bao gồm những lo ngại về quyền riêng tư, giới tính và sự đa dạng tại công ty cũng như các cuộc tuần hành. Ông cũng đã làm chứng ở Quốc hội về quyền riêng tư và có thể phải đối mặt với một cuộc điều tra chống độc quyền của Mỹ nhắm vào Google.
|
Sundar Pichai cho rằng “công việc của CEO là giám đốc đạo đức, căn cứ vào quy mô mà công nghệ tác động đến xã hội. Tôi xem nó như một phần cơ bản trong vai trò của mình. Nhưng tôi nghĩ đạo đức cần phải đến ở tất cả các tầng lớp của các tổ chức".
Khi mọi người trở nên quan tâm hơn về quyền riêng tư dữ liệu, Pichai nhấn mạnh Google đang tìm cách giúp người dùng dễ dàng giảm thiểu thông tin và kiểm soát dữ liệu của họ nhiều hơn. Chẳng hạn, công ty gần đây đã công bố cách thức để người dùng tự động xóa lịch sử vị trí và hoạt động duyệt web của họ. Ông nói “tôi không nghĩ người dùng có ý thức tốt về cách dữ liệu của họ đang được sử dụng. Chúng tôi đã đặt gánh nặng lên vai người dùng ở một mức độ lớn".
tin liên quan
Kinh nghiệm xin việc của CEO Google Sundar Pichai"Nhân viên của chúng tôi rõ ràng đã lên tiếng tại một thời điểm khi công ty không làm đúng. Tôi nghĩ rằng đó là một phần tốt trong văn hóa khi chúng tôi có thể thừa nhận một cái gì đó công khai và sau đó làm việc chăm chỉ để làm mọi thứ tốt hơn". Tuy nhiên, một số người tổ chức cuộc tuần hành đã nói rằng họ cảm thấy bị trả thù từ công ty và một trong số họ đã rời Google vào đầu tháng này.
Đáp lại, Pichai nói rằng “khi bạn điều hành một công ty có quy mô, điều cực kỳ quan trọng là sẽ không có sự trả thù nào trong công ty. Tôi rất coi trọng điều đó. Chúng tôi có các quy trình rất nghiêm ngặt với nhiều cấp độ giám sát về một thứ như thế, điều này rất quan trọng”.
Khi được hỏi về vai trò của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ, Sundar Pichai cũng nói rằng “đó là về việc đầu tư, phát triển sự nghiệp và hỗ trợ kinh nghiệm làm việc của họ suốt chặng đường dài”. Tuy nhiên, Google còn nhiều việc phải làm để tăng số lượng phụ nữ trong lực lượng lao động và ở các vị trí cấp cao. Theo báo cáo gần nhất về sự đa dạng trong lực lượng lao động của Google, phụ nữ chiếm khoảng 33% vai trò tổng thể tại Google và chỉ hơn một phần tư ở các vị trí lãnh đạo.
Vào năm 2017, James Damore, một cựu nhân viên của Google sau đó đã bị sa thải đã viết một bản ghi nhớ gây tranh cãi phê phán các chính sách về sự đa dạng của Google. Các phần của bản ghi nhớ đã bị Pichai lên án. Damore và một cựu kỹ sư khác sau đó đã kiện Google vì sự phân biệt đối xử.
Pichai cho biết bài học quan trọng nhất mà anh học được ở Google là lắng nghe quan điểm của người khác. Ông nói rằng “những gì bạn nghĩ trong nội bộ, một mình là không đủ. Bạn phải nghe quan điểm từ bên ngoài và phải cởi mở với những gì đang diễn ra xung quanh mình, hiểu tác động của các sản phẩm và học hỏi, làm việc chăm chỉ để thực hiện nó tốt hơn".
Bình luận (0)