Sức khỏe
Là những gì đặc trưng nhất, đặc sản của từng miền được hội tụ trong cùng một mâm cỗ. Cũng khá khó khăn cho bếp trưởng Nguyễn Đức Văn Vũ từ nhà hàng Dì Mai khi tìm ra những nét tinh túy nhất của mâm cỗ từng miền để hội tụ thành một. Anh chọn cá lóc chiên bông cúc của miền Nam, thịt bò thưng, cơm âm phủ kiểu Huế, bánh chưng Bắc, chả mực Hạ Long…. không kể dưa hành, dưa kiệu, nem chua, chả lụa… các món ăn truyền thống nhưng qua phong cách bài trí mới, hiện đại hơn, đa văn hóa, làm mới mâm cỗ truyền thống đến gần với những người trẻ yêu thích khám phá thế giới ẩm thực Việt ngày tết.
Ẩm thực
Muốn tìm phong vị xưa của bánh mì chả Hà Nội ở Sài Gòn, người sành ăn thường tìm đến cửa hàng giò chả Minh Châu trên đường Lý Tự Trọng (quận 01). Cô Hiệp, chủ tiệm Minh Châu mang theo nghề làm giò chả từ làng Ước Lễ (huyện Thanh Oai, Hà Nội) vào Sài Gòn năm 1983. Ước tính nghề làm giò chả trong gia đình đã tồn tại cả trăm năm, vì ông bà nội cô đã mang nghề làm giò chả làng Ước Lễ lên Hà Nội từ những năm trước 1945. Cửa hàng giò chả của ông bà nội cô Hiệp ngày đó cũng tên là Minh Châu, nên khi chuyển vào Sài Gòn sinh sống cô Hiệp cũng lấy tên này cũng như giữ gìn cách làm giò chả theo đúng truyền thống gia đình. Ổ bánh mì ở đây rất đặc biệt vì không có bất kỳ một loại rau, hành hay đồ chua, mà chỉ có bánh mì với chả chiên, chả lụa (giò lụa), chả bò thì là, chả heo thì là. Tất nhiên nếu thích bạn có thể yêu cầu thêm chả quế. Thứ gia vị duy nhất trong ổ bánh là muối tiêu, không hề có nước tương. Tùy mỗi ổ bánh mì kẹp chả nhiều hay ít mà có giá bán từ 20.000đ - 30.000đ.