Giấc ngủ nuôi dưỡng tinh thần và sức khỏe
Theo số số tài liệu, Việt Nam hiện có 7,4 triệu người trên 65 tuổi, dự báo đến 2050 sẽ tăng khoảng 3 lần, lên 22,3 triệu (20,4% dân số). Song không phải tốc độ già hóa chóng mặt, điều đáng lo thực sự là 96% người cao tuổi mang ít nhất 2 thứ bệnh trong người, trung bình sống thọ 73 tuổi nhưng chỉ có 64 năm sống khỏe mạnh. Giữa tình cảnh “già hóa dân số” chung, làm thế nào để cha mẹ “già hóa khỏe mạnh” là mong mỏi lớn nhất của bậc làm con.
Theo các chuyên gia, “Dinh dưỡng - Giấc ngủ - Vận động” là kiềng 3 chân tạo nền tảng sức khỏe thể chất và tinh thần bền vững cho người cao tuổi. Thấu hiểu điều này, nhiều người trẻ đã tận dụng lợi thế am hiểu công nghệ để chăm sóc sức khỏe cha mẹ già.
Theo một thống kê của một hiệp hội ở Mỹ, 65% dân số thế giới không ngủ đủ giấc, đặc biệt người già với chứng khó ngủ. Tổ chức này đưa ra lời khuyên, người lớn tuổi nên ngủ 7-9 tiếng mỗi đêm. Ngủ ít hơn 6-7 giờ sẽ phá hủy miễn dịch, tăng nguy cơ bị ung thư, tăng huyết áp, tắc động mạch vành, giảm trí nhớ, đưa cơ thể vào lối mòn lo âu và trầm cảm… Cũng vậy, một tạp chí thế giới phân tích 16 nghiên cứu trên 1 triệu người cũng cho hay, những người chỉ ngủ 6 giờ/1 ngày sẽ tăng 12% rủi ro tử vong sớm so với người ngủ đủ giấc.
Biết cha mẹ bị rối loạn giấc ngủ, thay vì sáng nào cũng hỏi “Bố mẹ ngủ ngon không?” khiến ông bà thấy phiền, anh T. (Hà Nội) chủ động mua tặng đồng hồ Garmin Venu 2 có trang bị tính năng Sleep Score theo dõi giấc ngủ. Chỉ cần nhìn kết quả, Garmin chấm chất lượng giấc ngủ dưới 70 điểm, anh biết bố mẹ ngủ chưa ngon giấc. Từ đó vợ chồng anh T. đã có những giải pháp giúp bố mẹ đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn, ngủ sâu hơn, tinh thần minh mẫn và sức khỏe cải thiện.
Chế độ vận động phù hợp nâng cao thể chất
Trong bộ phương pháp “Chăm sóc tích hợp cho người cao tuổi” (ICOPE), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến khích người cao tuổi nên tích cực vận động để “già hóa khỏe mạnh”. Tập thể dục giúp tăng miễn dịch, tăng sức bền, giảm bệnh tim mạch… Đặc biệt, tập luyện còn làm chậm tốc độ mất cơ - một nguyên nhân khiến người lớn tuổi thấy sức yếu, hay đau mỏi, dễ té ngã… Biết tập luyện cải thiện sức khỏe, song anh M.K. (TP.HCM) gặp khó khăn khi thuyết phục mẹ tập thể dục. Cho đến khi được con trai tặng đồng hồ thông minh Garmin và giải thích, phân tích các chỉ số sức khỏe, gợi ý các bài tập an toàn hợp tuổi, bà mới chịu thử sức. Garmin cung cấp hơn 70 bài tập sẵn có và chức năng Workout Animation hướng dẫn tập luyện cụ thể từng động tác và dễ hiểu để người cao tuổi tập các động tác chuẩn xác, hạn chế chấn thương. Anh K. cho biết, mẹ anh khá thích thú với cô “huấn luyện viên ảo” trên cổ tay này, tinh thần thể thao tăng lên và đi lại nhanh nhẹn hơn.
Theo anh K. đồng hồ Garmin liên tục cung cấp các chỉ số nồng độ ôxy trong máu SpO2, nhịp tim, nhịp thở, năng lượng cơ thể Body Battery… giúp người tập kiểm soát cường độ và khối lượng bài tập. Ví dụ, Body Battery dưới 20, có nghĩa cơ thể uể oải, người già chỉ nên chọn bài tập nhẹ thay vì tập gắng sức, đi bộ chậm thay vì nhanh. Nếu SpO2 thấp, họ cần chú ý điều chỉnh để thở đúng khi luyện tập. “Chẳng hạn, khi Garmin báo nhịp tim và nhịp thở của mẹ lúc nghỉ đều cao, có nghĩa mẹ tôi có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch, cần sớm đi khám. Hoặc mùa dịch, nếu chẳng may gia đình có người nhiễm Covid-19 phải điều trị tại nhà, Garmin đo được chỉ số SpO2 càng trở nên hữu ích hơn. Ngoài ra, khi chỉ số Stress Tracking tăng cao, tôi biết ngay mẹ đang buồn bực trong lòng và chủ động giúp mẹ khuây khỏa”, anh K. chia sẻ.
Đặc biệt, người lớn tuổi nên uống đủ nước để chuyển hóa chất dễ dàng, làm sạch gan thận và cơ thể, giảm táo bón, tuy nhiên người lớn tuổi lại hay quên uống nước. Để hóa giải nỗi lo này, chị L. tặng mẹ chiếc đồng hồ thông minh Garmin có chức năng Hydration Tracking ghi nhật ký uống nước và nhắc nhở uống nước ngay trên cổ tay.
Khỏe mạnh là một lựa chọn, hãy chọn Garmin làm món quà sức khỏe dịp cuối năm, gửi tặng bậc sinh thành để cùng nhau xây dựng lối sống lành mạnh. Tìm hiểu thêm về Khoa học sức khỏe của Garmin
Bình luận (0)