Các phương pháp hỗ trợ sự lành vết thương sau các thủ thuật da liễu
Trong chuyên đề "Làm dịu tổn thương, phục hồi da do các tác nhân hóa học" do TS.BS Trần Ngọc Ánh, nguyên Phó trưởng Bộ môn Da liễu, Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Phòng khám da liễu Bác sĩ Ánh cho biết một số hoạt chất đã được chứng minh sử dụng sau liệu trình để tăng khả năng phục hồi, rút ngắn thời gian lành thương, giảm tác dụng phụ và tăng cường hiệu quả điều trị như HA và một số hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật như hoa cúc, lô hội, tre, đậu Hà Lan bằng cách cấp ẩm cho da, giảm viêm, thúc đẩy sự lành thương và kích thích sự tăng sinh collagen. Ngoài ra 1 số hoạt chất khác cũng được sử dụng như nước khoáng tự nhiên, linoleic acid, vitamin C/vitamin E/ferulic acid, tripeptide/hexapeptide, gel silicone…
Trong đó Hyaluronic acid (HA) được chứng minh là có thể điều hòa quá trình viêm, di cư tế bào và tân tạo mạch, là những giai đoạn chính của việc chữa lành vết thương, thông qua các thụ thể HA đặc hiệu. Đặc tính HA phụ thuộc vào kích thước phân tử, với HA trọng lượng phân tử cao có khả năng chống viêm, ức chế miễn dịch và chống lại tác động của các gốc tự do. Trong khi HA trọng lượng phân tử thấp là một yếu tố tiền viêm mạnh.
Tiếp đến, Aloe vera (lô hội) có công dụng kháng viêm, điều hòa miễn dịch, chống ô xy hóa, chống nhiễm trùng, giảm mỡ máu, điều trị loét da… Một số hoạt chất của cây lô hội giúp thúc đẩy sự tăng sinh của các nguyên bào sợi, tăng tổng hợp collagen, giảm các đáp ứng viêm, chống nhiễm trùng hạn chế hình thành sẹo.
Bambusa vulgaris extract (chiết xuất từ tre) được nghiên cứu và ghi nhận rằng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn và chống ô xy hóa.
Glucosamine có khả năng kích thích tổng hợp a xít hyaluronic, rút ngắn thời gian lành thương, cải thiện độ ẩm của da, giảm nếp nhăn, kháng viêm.
Cuối cùng là Pisum sativum seed extract (chiết xuất đậu Hà Lan) là một chất chống ô xy hóa và kháng viêm, làm dịu da.
Chăm sóc da sau thủ thuật xâm lấn
- Khôi phục hàng rào bảo vệ da
- Kiểm soát hiện tượng viêm
- Củng cố quá trình lành vết thương
Chăm sóc da sau thủ thuật xâm lấn đối với Laser phân đoạn bóc tách
Laser phân đoạn bóc tách bao gồm phương pháp Laser Fractional CO2 và Laser Fractional Erbium:Yag. Cách chăm sóc da sau thủ thuật này như sau:- Chườm lạnh, đắp mặt nạ làm dịu da hoặc xịt khoáng.
- Thoa kem phục hồi hoặc vài trường hợp có thể dùng kháng sinh thoa để hạn chế nhiễm trùng 2 lần/ ngày trong 5 ngày.
- Sử dụng kem chống nắng vật lý sau 48h sau điều trị.
- Kháng vi rút nên được sử dụng trước 1 ngày điều trị và sau 5 ngày điều trị.
- Các sản phẩm thoa tretinoin, hydroquinone nên được bắt đầu sử dụng sau 2 tuần, trong khoảng thời gian 2 - 4 tuần.
- Chườm đá hoặc kết hợp với thuốc prednisone 40 - 60mg/ ngày trong 3-5 ngày giúp hạn chế sưng phù.
- Sử dụng kháng sinh và kháng khuẩn dạng bôi (đang còn bàn cãi).
- Dùng sữa rửa mặt dịu nhẹ ít nhất 2 tuần sau thủ thuật.
- Nên dùng thuốc thoa giảm viêm, giảm thời gian nghỉ dưỡng, hạn chế để sẹo.
Chăm sóc da sau tái tạo da bằng hóa chất
- Chăm sóc da sau tái tạo da bằng phương pháp peel da nông và trung bình, TS.BS Trần Ngọc Ánh cho biết nên dùng xịt khoáng, đặc biệt khi vẫn còn cảm giác châm chích. Ngoài ra cũng có thể thoa kem phục hồi dịu da, đối với da khô nên sử dụng kem dưỡng ẩm, những trường hợp da có nguy cơ dễ lên mụn trứng cá nên tránh các sản phẩm bôi có gốc dầu.
- Trong những trường hợp đỏ da nhiều sau peel, có thể kê toa thêm thuốc bôi hoặc thuốc uống steroids. Lưu ý nên ngừng việc trang điểm cho tới khi da bắt đầu bong, tránh nắng ít nhất 6 tuần sau peel và sử dụng kem chống nắng phổ rộng vì da mới dễ tổn thương và nguy cơ chấn thương cao hơn.
Chăm sóc da sau tiêm vi điểm và PRP (huyết tương giàu tiểu cầu)
- Đè ép nếu còn chảy máu.
- Làm sạch và dưỡng ẩm vùng điều trị.
- Dùng sản phẩm hỗ trợ lành vết thương (Arnica - chiết xuất hoa cúc, kem dưỡng Aquaphor, petrolatum, HA), thoa kem vitamin K nếu có bầm máu.
- Tránh nắng trong 24h đầu.
- Không triệt lông, cạo lông từ 24h - 2 tuần sau thủ thuật.
Dự phòng các biến chứng sau tiêm
Sau thủ thuật thẩm mỹ xâm lấn, bầm máu là biến chứng phổ biến trong các thủ thuật tiêm chích. Các biện pháp để kiểm soát bầm máu như chườm đá, đè ép, thuốc thoa chiết xuất hoa cúc, PDL/Vbeam, kem vitamin K, kê cao vùng điều trị…
Lăn kim
Để phòng các biến chứng sau lăn kim, TS.BS Trần Ngọc Ánh liệt kê:- Tránh làm sạch lại vùng điều trị vì huyết thanh tiết ra có lợi cho quá trình lành vết thương.
- Đắp gạc thấm hút lên vùng điều trị trong 12h nếu lăn kim sâu.
- Thoa kem tái tạo hoặc silicone gel hoặc dexpanthenol gel trong 5 - 7 ngày sau lăn kim sâu.
- Thoa serum chứa HA giảm cảm giác nóng rát.
- Không dùng chống nắng trong vòng 12h, không đứng trực tiếp dưới trời nắng trong 2 tuần.
- Sau 5 ngày lăn kim mới chăm sóc da, khi da hết đỏ và vảy.
- Trong 1 tuần đầu không dùng toner chứa cồn, acid.
- Hạn chế cào gãi hoặc gỡ da bong.
- Đè ép áp lực nhẹ nếu vẫn còn chảy máu.
- Tránh makeup hoặc massage ngay sau thủ thuật, không đội nón hoặc mũ bảo hiểm, không uống rượu và tránh thể thao, xông hơi ít nhất 6h sau điều trị.
- Thoa kem giảm đỏ và dịu da nếu có bầm máu.
- Nên co cơ vùng tiêm 90 phút đến 2 giờ để tăng hấp thu thuốc.
- Hạn chế nhiệt độ lạnh hoặc nóng trong 48 tiếng.
- Tránh massage vùng điều trị, tránh hoạt động mạnh, ngủ cao gối trong 1 buổi tối.
- Sau 24h mới thực hiện lại quá trình chăm sóc da.
- Không nên thực hiện thủ thuật răng miệng vì có khả năng gây chảy máu nướu răng trong 3-4 tuần sau filler vùng mặt.
- Đối với cơ địa dễ bị bầm, có thể sử dụng kem vitamin K hoặc gel Arnical (chiết xuất hoa hướng dương).
- Chườm đá giúp giảm sưng nề sau thủ thuật, không cần băng bịt.
- Giảm biểu cảm khuôn mặt trong vòng 48h đầu sẽ hạn chế sự di chuyển của filler.
- Tùy từng trường hợp, có thể băng vết thương trong 3 tháng.
- Massage với kem làm mềm và lành vết thương từ ngày 15 đến 3 tháng sau vào buổi tối.
- Sử dụng kem chống nắng phổ rộng có chỉ số chống nắng cao vào buổi sáng, đặc biệt trên tuýp da tối màu.
- Có thể makeup dịu nhẹ vào các vùng đỏ da.
- Cân nhắc sử dụng miếng dán silicon để bất động vết thương ở vị trí có sức căng da trong 3 tháng.
- Cân nhắc chiếu đèn LED hậu phẫu nếu có tình trạng sưng nề hoặc viêm nặng.
- Đánh giá sự phát triển của sẹo sớm để quyết định điều trị tiếp theo.
Vai trò của silicone trong phòng ngừa và điều trị sẹo lồi, sẹo phì đại
TS.BS Trần Ngọc Ánh cho biết silicone tạo 1 lớp màng mỏng thay thế lớp sừng để giữ ẩm, bình thường hóa quá trình hydrat hóa của vùng sẹo đối với làn da khỏe mạnh, từ đó ức chế tín hiệu gửi đến các nguyên bào sợi tránh tạo ra các tế bào collagen dư thừa. Silicone cũng giúp ức chế phản ứng tự nhiên của cơ thể để tăng mao mạch da thông qua tăng huyết áp. Điều này làm giảm việc cung cấp máu đến vị trí sẹo từ đó làm giảm đau và giảm màu đỏ trên vết sẹo phì đại. Ngoài ra, Silicone còn tạo ra một trường điện tĩnh tích điện âm thông qua việc tạo ra ma sát giữa chính nó và da. Điện tĩnh này góp phần hỗ trợ sự liên kết của các tế bào collagen, làm co rút các sợi collagen và làm giảm kích thước vết sẹo.
Ngoài silicone, dầu mù u cũng được biết đến với khả năng thúc đẩy quá trình lành thương, kháng viêm, giảm đau và có khả năng chống ô xy hóa.
Tiếp đến là Squalene, một hoạt chất có trong dầu ô liu, được sử dụng từ lâu để giúp giảm viêm và lành thương.
Vitamin C là một chất chống ô xy hóa mạnh có khả năng trung hòa các gốc tự do, làm tăng biểu hiện của các gene tổng hợp collagen. Vitamin C có khả năng tạo liên kết chéo và ổn định cấu trúc phân tử collagen, ức chế tyrosinase, giúp giảm tổng hợp melanin.
Một nghiên cứu đánh giá sự kết hợp của Squalene và vitamin C cho kết quả:·
- Tăng đáng kể độ dày thượng bì và ưu tiên sản xuất collagen III trong da sau khi sử dụng trong 10 ngày.
- Thúc đẩy sản xuất glycosaminoglycans ở mức độ cao hơn so với Vit C-Palmitate và Vit C tự do.
- Tăng cường phiên mã của một số gene chịu trách nhiệm tăng sinh thượng bì.
Kem dưỡng ẩm và phục hồi da
Một trong những sản phẩm giúp chăm sóc da sau thủ thuật thẩm mỹ xâm lấn nổi bật được TS.BS Trần Ngọc Ánh đánh giá cao chính là kem dưỡng ẩm và phục hồi da. Sản phẩm được thiết kế để củng cố, làm dịu và phục hồi làn da bị ảnh hưởng bởi viêm da phóng xạ. Trong sản phẩm có chứa hỗn hợp Tre, Đậu và Glucosamin giúp chăm sóc da sau thủ thuật thẩm mỹ hiệu quả như làm dịu và phục hồi da bị tổn thương, dưỡng ẩm, kích thích tế bào da sản sinh collagen, tăng cường đàn hồi giúp da tươi sáng, đầy sức sống.
Cuối cùng, TS.BS Trần Ngọc Ánh kết luận rằng việc chăm sóc da đúng cách sau thủ thuật sẽ rút ngắn thời gian hồi phục và giảm tác dụng phụ. Trong đó HA và một số hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật như hoa cúc, lô hội, tre, đậu Hà Lan giúp cấp ẩm cho da, giảm viêm, thúc đẩy sự lành thương và kích thích sự tăng sinh collagen. Đồng thời Silicone, dầu mù u, squalene và vitamin C đóng vai trò quan trọng trong cơ chế lành thương, hạn chế sẹo lồi, sẹo phì đại. Sản phẩm chăm sóc da hiệu quả sau các thủ thuật thẩm mỹ và các tổn thương da do hóa chất.
Bình luận (0)