|
Riêng đối với các dự án xử lý bùn thải tại Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, ông Nguyễn Hữu Tín giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì nghiên cứu, báo cáo UBND thành phố thông qua quy hoạch khu xử lý bùn 47 ha thuộc khu Đa Phước, làm cơ sở xác định vị trí đổ bùn.
Về việc xử lý bùn thải của Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, lãnh đạo thành phố chấp thuận chủ trương cho phép Công ty TNHH Công nghệ sinh học Sài Gòn Xanh được tiến hành thí điểm việc xử lý bùn thải, bảo đảm không phát sinh mùi từ nhà máy và trong quá trình vận chuyển.
Trước đó, vào sáng 11.8, tại chương trình Lắng nghe và trao đổi do HĐND TP.HCM phối hợp Đài truyền hình TP.HCM tổ chức đã ghi nhận nhiều bức xúc của người dân TP.HCM về những địa chỉ được đầu tư tiền tỉ để xử lý ô nhiễm môi trường, nhưng lại gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Một trong những “địa chỉ” điển hình nhất bị “điểm danh” là Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng (xã Bình Hưng, H.Bình Chánh).
Cử tri Phạm Đông Phương ở xã Bình Hưng than phiền: "Từ năm 2011 đến nay, Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng gây mùi hôi quá. Hôi thối khiến người dân chịu không nổi".
Cũng "nghẹt thở" vì ô nhiễm từ Nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng, cử tri Trần Hoài Nam ở xã Bình Hưng tiếp tục "kể khổ": "Người dân phải đóng hết cửa, bít hết các lỗ hổng tránh mùi hôi thối tấn công nhưng cũng không ăn thua gì. Ô nhiễm, hôi thối đến mức chúng tôi không dám tiếp khách ở nhà, đang ăn cơm cũng phải bỏ".
Đình Phú
>> Nhà thầu đã khắc phục được 18.000 m3 bùn thải đổ trộm
>> Sản xuất vật liệu xây dựng từ tro và bùn thải
>> Hàng triệu tấn bùn thải đổ đi đâu?
>> Trộm đồ công ty giấu trong xe chở bùn thải
>> Quảng Ninh: Bắt giữ 5 tàu đổ bùn thải xuống vịnh Hạ Long
Bình luận (0)