Các triệu chứng của bàn chân lạnh có thể là:
- Nhiệt độ bàn chân thấp hơn so với toàn bộ cơ thể.
- Bị đau nhẹ, nhói ở bàn chân và ngón chân.
- Bàn chân có màu khác (nhợt nhạt, đỏ, xanh hoặc tím) so với những nơi khác
- Cảm thấy lạnh chân vào những giờ nhất định, như vào ban đêm.
Bàn chân lạnh có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn |
Shutterstock |
Nguyên nhân gây lạnh chân
Khí hậu lạnh có thể khiến bàn chân thường xuyên bị lạnh. Ngoài ra, chân lạnh còn do máu lưu thông kém, hoặc là triệu chứng của một số bệnh lý tiềm ẩn như:
- Thiếu máu
- Bệnh tim
- Suy giáp
- Tắc nghẽn động mạch hoặc mạch máu bị co thắt
- Bệnh động mạch ngoại biên
- Hiện tượng Raynaud: Hiện tượng co thắt các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan.
- Lạnh chân còn có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc như: Thuốc trị huyết áp cao hay thuốc trị nhức đầu
Ngay cả khi thỉnh thoảng bị lạnh chân, cũng phải đi khám bệnh để đảm bảo rằng các triệu chứng chỉ là tạm thời và không phải là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn.
Mang vớ là cách đơn giản và hiệu quả để giữ ấm chân |
Shutterstock |
Cách điều trị chứng bàn chân lạnh
Hãy thực hiện các bước sau để điều trị bàn chân lạnh tại nhà:
- Mang vớ để giữ ấm cho bàn chân
- Tập thể dục thường xuyên
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng
- Kê cao chân bằng gối khi nằm
- Uống đủ nước
- Không hút thuốc
Buổi tối trước khi đi ngủ, hãy ngâm chân và tay trong nước ấm pha với chút muối từ 10 - 15 phút. Có thể cho vào nước ngâm chân một chút tinh dầu hoa cúc, nhục quế hoặc oải hương để khí huyết lưu thông dễ hơn.
Ngoài ra, cũng không nên mang vớ hoặc mặc quần áo quá chật vì sẽ cản trở lưu thông máu.
Nếu thường xuyên bị lạnh chân và điều trị tại nhà không hiệu quả, hãy đi khám vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh tiềm ẩn, theo Cleveland Clinic.
Bình luận (0)