Sinh ra ở tỉnh Long An, anh là đứa con duy nhất gia đình. Bố bỏ đi, nghèo khó nên mẹ phải mưu sinh đất khách, hơn ai hết anh thấy được giá trị của tình thương, nhất là những người cô đơn, lẻ loi. Học xong cấp 3, anh lên Sài Gòn lập nghiệp, hiện đang làm quản lý cho một công ty chuyên về văn phòng phẩm, nhưng dành thời gian khá nhiều cho hoạt động xã hội, thiện nguyện.
Duyên nợ run rủi, anh gắn bó và dành hết tâm lực cho Mạng lưới quốc gia những người sống với HIV/AIDS tại VN (VNP+), một tổ chức phi lợi nhuận trực thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật VN, được thành lập từ năm 2013.
tin liên quan
Tủ sách miễn phí của cụ ông 75 tuổiSuốt 7 năm qua, tủ sách miễn phí của ông Lê Xuân Tình ở P.Trại Chuối (Q.Hồng Bàng, TP.Hải Phòng) đã trở thành điểm đến yêu thích của nhiều người yêu sách.
Anh Phong chia sẻ: “Những ngày đầu, tôi chỉ tham gia làm tình nguyện viên trong những nhóm từ thiện ở mọi miền Tổ quốc; đi nhiều gặp nhiều nhưng điều làm tôi đau đáu nhất là khi tiếp xúc với những người bị HIV, họ bị hắt hủi kỳ thị. Tôi suy nghĩ muốn làm điều gì đó để giúp họ có được niềm tin, không phải co cụm lẩn trốn”.
Hiện nay, anh là đại diện Ban Điều hành khu vực Đông Nam bộ của mạng lưới, một công việc không lương và tốn nhiều thời gian: chăm sóc toàn diện cho những người HIV/AIDS, kết nối và hỗ trợ điều trị, hỗ trợ sinh kế việc làm; vận động những chính sách cho người nhiễm HIV/AIDS, hay trợ giúp pháp lý...
Có những người phát hiện mình bị HIV/AIDS chưa dám nói với gia đình nhưng lại tìm đến anh, họ cấp cứu ốm đau cũng chỉ biết gọi và tìm anh.
Chị N.T.H.H (27 tuổi, Q.4) phát hiện mình bị HIV/AIDS vào năm 2016, trong lúc hoảng sợ, điện thoại cho anh để nói lời cuối và tìm đến cái chết. May sao được anh Phong tư vấn tâm lý kịp thời, giúp đỡ thuốc điều trị, tìm công việc cho chị và giờ đây chị H. cũng đã lập gia đình, như được sống lại một lần nữa.
tin liên quan
Cô gái Mỹ đốn tim hàng ngàn người khi cưu mang chàng trai bị tâm thầnLòng tốt của một người phụ nữ Mỹ đã chạm đến trái tim của hàng ngàn người sau khi cô thay đổi cuộc đời của người đàn ông vô gia cư bị tâm thần bằng cách đưa anh ta về nhà chăm sóc và tìm việc làm.
Với anh, đó chỉ là câu chuyện quá đỗi thường tình, cái khó là tìm sự sẻ chia của cộng đồng. “Xin sự giúp đỡ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cho những người ốm đau bệnh tật rất dễ nhưng xin hỗ trợ cho những người HIV/AIDS, ít người dang tay cởi mở; Hay đi xin việc làm cho họ cũng bị từ chối vì không nhận người nhiễm bệnh. Những khi nhận được những cái lắc đầu, lời từ chối hoặc những cái bĩu môi... tôi cũng buồn, nhưng vẫn không nản chí”, anh cho biết.
Dự kiến, vào năm 2018, các tổ chức quốc tế bắt đầu cắt giảm thuốc ARV (thuốc điều trị HIV/AIDS), người bị phơi nhiễm HIV/AIDS phải tự chi trả cho quá trình điều trị, phải mua bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, các hoạt động như “Tiếp bước đến trường”, “Trăng yêu thương”, “Hạt gạo chia đôi”... cũng là những chương trình giàu tính nhân văn được anh Phong duy trì và thực hiện trong nhiều năm qua. Có đôi lúc khó khăn, có những khi tưởng như không thể tiếp tục nhưng với sự kiên trì và tấm lòng nhân ái, anh đã vững bước đi cùng những mảnh đời khó khăn.
Bình luận (0)