Tự vạch ra định hướng dài hạn và chọn trường học phù hợp với bản thân, Lê Mậu Tuấn (cựu sinh viên Học viện Hoàng gia London, Anh - Imperial College London) đã không ngừng nỗ lực để xuất sắc giành học bổng trị giá 8 tỉ đồng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Học viện Công nghệ Massachusetts (Boston, Mỹ) và trúng tuyển vào chương trình thạc sĩ Khoa học Y khoa tại ĐH Y Harvard (Mỹ).
Cạnh tranh gay gắt với các sinh viên quốc tế
Năm học lớp 9, Mậu Tuấn nhận được học bổng toàn phần ASEAN để sang Singapore du học. Hoàn thành chương trình phổ thông, anh tiếp tục nhận học bổng toàn phần tại Học viện Hoàng gia Anh (London), theo đuổi chuyên ngành Kỹ thuật Điện - Điện tử. Khoảng thời gian học đại học, Mậu Tuấn đã xác định chặng đường tiếp theo là làm nghiên cứu tiến sĩ tại các trường hàng đầu thế giới. Vì thế, anh dành thời gian nghỉ hè để làm các dự án nghiên cứu và đăng các bài báo khoa học.
tin liên quan
Chàng trai 9X và đam mê nuôi tinh thể'Phải có chút điên rồ thì bạn mới có thể làm được những điều không ai làm. Nếu thật sự đam mê, bạn sẽ bùng cháy đến mức coi đó là lý tưởng sống và bằng mọi cách, bạn sẽ đấu tranh bảo vệ nó', Nguyễn Bá Tuyên (TP.HCM) chia sẻ.
Tham gia học tập, anh chủ động hỏi ý kiến từ các anh chị đi trước và thầy cô trong trường để tìm hiểu chương trình học và cách nộp đơn ứng tuyển vào các trường phù hợp. Sau khi tốt nghiệp và đi làm một năm, Mậu Tuấn nhận được học bổng toàn phần trị giá gần 8 tỉ đồng để làm nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT).
Sau 2 năm học tại MIT, Mậu Tuấn tiếp tục lựa chọn học song song chương trình thạc sĩ về Khoa học Y khoa, thuộc Khoa Công nghệ Khoa học Y khoa liên kết giữa MIT và ĐH Y Harvard (MIT - Harvard Health Science Technology Department).
Để có cơ hội đậu vào các trường đại học như: Harvard, MIT…, Mậu Tuấn phải trải qua cuộc cạnh tranh với các bạn học sinh giỏi quốc tế khác. Anh phải chuẩn bị tốt mọi kiến thức, chăm chỉ, tìm tòi, học hỏi từ bạn bè và thầy hướng dẫn.
“Quá trình học tập ở trường Y Harvard hay MIT khá áp lực. Các bạn học cùng lớp đều rất giỏi giang. Vì thế, mình phải luôn tạo động lực để bản thân tự cố gắng từng ngày một tốt hơn. Những ngày đầu, mình còn gặp trở ngại về ngôn ngữ bản địa trong việc giao tiếp chuyên môn cũng như chạy theo chương trình học. Để làm quen cách học mới và hiểu rõ vấn đề, mình thường xuyên trao đổi, đặt câu hỏi với giáo sư trong và ngoài giờ lên lớp. Mình còn chủ động học tập và kết thân với các bạn quốc tế khác để cùng trao đổi kinh nghiệm. Trong quá trình học lẫn công việc, mình không đặt nặng vấn đề là bản thân phải làm được điều này hay điều kia, mà chỉ tập trung cố gắng làm thật tốt. Nếu thất bại, mình vẫn thoải mái, không nản lòng và tiếp tục “bày keo khác””, Mậu Tuấn vui vẻ chia sẻ.
tin liên quan
Chàng trai 9X và con đường trở thành tỉ phú tự thân trẻ nhất thế giớiEvan Spiegel là một trong những người đồng sáng lập và là CEO của tập đoàn công nghệ Snapchat Inc. Đây được xem là một trong những start-up thành công nhất thế giới.
Quyết đem công nghệ vào giáo dục và y khoa
Trong quá trình học và nghiên cứu, Mậu Tuấn rất yêu thích 2 lĩnh vực: Giáo dục và Y khoa. Và việc quyết định theo đuổi giấc mơ ở MIT và Harvard xuất phát từ niềm đam mê mong muốn đem công nghệ áp dụng vào những việc hữu ích.
Năm 2012, Mậu Tuấn cùng nhóm bạn thân thành lập dự án cộng đồng “Frogsleap Foundation”. Dự án với mục đích đem công nghệ xanh và dạy tiếng Anh cho người dân khó khăn tại Việt Nam. Năm 2014, Tuấn và nhóm bạn sáng tạo trang website “Zenquiz.net” giúp các bạn trẻ Việt hiểu tính cách bản thân thông qua những bài trắc nghiệm thú vị.
Để có thể học song song hai văn bằng cùng một lúc, Mậu Tuấn lên kế hoạch chi tiết để cân bằng giữa học tập, nghiên cứu và giải trí. “Nhiều công việc đến cùng lúc, mình lựa chọn giải quyết công việc quan trọng nhất và tiếp tục làm các việc còn lại. Để có thêm thời gian làm việc và đầu óc luôn tỉnh táo, mình chủ động bắt đầu làm mọi thứ từ lúc 6 - 7 giờ sáng. Ngoài ra, mình luôn giữ sức khỏe tốt, ăn uống điều độ, sắp xếp thời gian tập thể dục để tạo tinh thần thoải mái, lạc quan”, chàng trai sinh năm 1989 nói.
tin liên quan
Cô gái 9x chia sẻ kinh nghiệm tìm việc tại thung lũng Silicon ở MỹSau chuyến đi trải nghiệm 2 ngày, Phạm Tuyết Ngân đã thay đổi suy nghĩ và tìm được công việc phù hợp ở thung lũng Silicon (Mỹ).
Yêu công nghệ, Mậu Tuấn đang tìm tòi nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo để tìm ra ý tưởng sáng tạo các sản phẩm mô phỏng về trí tuệ, cảm xúc của con người. Anh đang theo đuổi nghiên cứu tiến sĩ, tại khoa “Khoa học về Não và Tâm lý” của trường MIT. Tại đây, anh được tìm hiểu các nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo ứng dụng từ cách não người hoạt động. Trong chương trình học, anh đã vận dụng các kiến thức chuyên ngành để hoàn thành tốt bài khóa luận và đạt điểm A+ trong môn “Bệnh lý học” tại trường Y Harvard.
“Đề tài của mình nghiên cứu tổng quan về bệnh tâm thần phân liệt (schizophrenia) như: Các cơ chế gây bệnh và phương pháp chữa trị dựa trên cơ chế gây bệnh của nó. Mình chọn đề tài này vì bản thân rất quan tâm đến lĩnh vực sức khoẻ tinh thần”, Mậu Tuấn hào hứng nói.
Hiện tại, Mậu Tuấn đang tập trung hoàn thành việc nghiên cứu tiến sĩ và chương trình Khoa học Y khoa. Trước mắt, anh mong muốn tập trung sáng tạo các sản phẩm dạy và học mang tính công nghệ cao. Còn về lĩnh vực y khoa, anh cho biết đó là dự tính dài hơi, anh phải học tập bài bản để hiểu rõ về cơ thể người và các bệnh lý liên quan. Từ đó, anh sẽ áp dụng công nghệ vào y khoa sao cho vừa hữu dụng vừa an toàn cho bệnh nhân.
Hiện tại, Mậu Tuấn cũng là thành viên đồng sáng lập chương trình học
bổng ngắn hạn tại Mỹ (Dream Project Incubator) nhằm hỗ trợ các bạn trẻ
Việt từ 20 đến 25 tuổi khởi nghiệp và hiện thực hóa ước mơ của mình.
Bạn đọc đam mê công nghệ, giáo dục và có ý tưởng sáng tạo ra các
sản phẩm giúp ích cho xã hội, hoặc mong muốn trao đổi kinh nghiệm,
kiến thức nghiên cứu chuyên môn với Mậu Tuấn, có thể liên hệ qua địa chỉ:
http://www.facebook.com/TuanLemauMIT
|
tin liên quan
Chàng trai 9X thiết kế thời trang và 4 năm đón tết tại Úc'Mình luôn tâm niệm rằng, phải chọn một nghề mà mỗi ngày khi thức dậy, mình làm việc bằng niềm say mê, không có cảm giác đấu tranh để sinh tồn', Bảo chia sẻ.
Bình luận (0)