Chất bôi trơn không ảnh hưởng khả năng thụ thai

12/07/2012 09:52 GMT+7

(TNO) Các nhà khoa học tại Mỹ đã phát hiện chất bôi trơn âm đạo không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, theo Reuters.

Nghiên cứu tiến hành tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) để tìm hiểu liệu chất bôi trơn âm đạo có liên quan đến khả năng sinh sản hay không.

 tinh trùng; thụ tinh; chất bôi trơn; tình dục
Chất bôi trơn âm đạo không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai - Ảnh: Shutterstock 

Các nhà khoa học sử dụng dữ liệu thu thập từ năm 2008 - 2010 của công trình nghiên cứu “Thời điểm thụ thai” của Đại học Bắc Carolina, tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 44. Đã có 175 phụ nữ đang trong thời gian đầu cố gắng thụ thai được khảo sát.

Trong vòng sáu tháng, các nhà khoa học ghi nhận những lần các phụ nữ này quan hệ tình dục và liệu họ có sử dụng chất bôi trơn hay không.

Những phụ nữ này được chia thành hai nhóm. Một nhóm sử dụng thường xuyên chất bôi trơn với ít nhất là trong 50% số lần quan hệ tình dục. Nhóm còn lại chỉ thỉnh thoảng sử dụng.

Kết quả, những phụ nữ thường xuyên sử dụng chất bôi trơn âm đạo có tỷ lệ thụ thai tương ứng với những phụ nữ không sử dụng chất này.

63% tổng số phụ nữ trong cả hai nhóm đã thụ thai trong thời gian sáu tháng tiến hành nghiên cứu. Cụ thể, 73% số người trong nhóm có sử dụng thuốc bôi trơn đã thụ thai; và 68% số người trong nhóm không sử dụng thuốc bôi trơn thụ thai.

Nhóm nghiên cứu cũng kiểm tra tác dụng của thuốc bôi trơn trong những ngày trước và sau khi rụng trứng. Kết quả cũng cho thấy không có sự khác biệt nào về tỷ lệ thụ thai ở những phụ nữ sử dụng và không sử dụng chất bôi trơn.

Tiến sĩ Anne Steiner, người đứng đầu cuộc nghiên cứu cho biết, kết quả nghiên cứu rất có ý nghĩa đối với những cặp vợ chồng muốn thụ thai nhưng người vợ bị khô âm đạo và buộc phải sử dụng chất bôi trơn âm đạo.

Trong khi đó, tiến sĩ Agarwal Ashok, một nhà nghiên cứu tại Phòng khám Cleverland, bang Ohio (Mỹ) thì cho rằng phần lớn chất bôi trơn hiện đang bán trên thị trường có thể gây hại đến tinh trùng.

Do vậy, cần phải có nhiều cuộc nghiên cứu quy mô hơn để có thể khẳng định tính chính xác của cuộc nghiên cứu trên.

Đức Trí

>> Nuôi tinh trùng trong phòng thí nghiệm
>> “Tăng chất lượng tinh trùng và khả năng thụ thai”
>> Nạn “cướp tinh trùng” ở Zimbabwe
>> Canada cảnh báo về tinh trùng “tươi”
>> Phát hiện cách thức trứng kết dính tinh trùng
>> Hiếm muộn do không có tinh trùng
>> Chưa quản lý được nguồn hiến tinh trùng
>> Tinh trùng xuất hiện cách đây 600 triệu năm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.