Theo CNN, đây là phán quyết lớn nhất liên quan đến doanh nghiệp duy nhất mà EC từng thực hiện, có thể thay đổi cách châu Âu cư xử với các công ty Mỹ. Cổ phiếu Apple giảm gần 3% và hãng công nghệ Mỹ cho hay sẽ kháng quyết định trên. Theo Apple, phán quyết của EC không phù hợp với hệ thống thuế quốc tế, sẽ ảnh hưởng xấu đến công ăn việc làm và hoạt động đầu tư tại châu Âu.
Theo Ủy ban châu Âu, chính phủ Ireland đã cấp viện trợ nhà nước bất hợp pháp cho Apple bằng cách giúp hãng công nghệ giảm hóa đơn thuế một cách giả tạo trong hơn 20 năm. Cao ủy Margrethe Vestager, quan chức chống độc quyền của châu Âu, cho hay: “Các quốc gia thành viên EU không thể cung cấp lợi ích thuế cho một số công ty được lựa chọn. Đây là hành vi bất hợp pháp theo quy định viện trợ nhà nước của EU”.
Mỹ phản ứng ngay lập tức, cho rằng động thái của EU là không công bằng. Phát ngôn viên Kho bạc Mỹ cho hay: “Hành động của Ủy ban châu Âu có thể làm suy yếu đầu tư nước ngoài, môi trường kinh doanh ở châu Âu và tinh thần của mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và EU”. Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest thì nói quyết định trên chẳng khác gì “việc chuyển tiền của người nộp thuế Mỹ đến EU”. Chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chiến đấu vì “người nộp thuế Mỹ và các doanh nghiệp Mỹ ở nước ngoài khi họ bị đối xử bất công”.
tin liên quan
Mỹ cảnh báo EU dừng đàn áp thuế Apple, AmazonMỹ vừa có thông điệp gửi đến Liên minh châu Âu (EU): Hoặc dừng đàn áp thuế các công ty Mỹ hoặc chuẩn bị gánh hậu quả.
Các hóa đơn lợi ích thuế kéo dài từ năm 2003 đến năm 2014. Apple có hơn 231 tỉ USD tiền mặt để làm dịu tác động từ phán quyết của EC. Hôm 30.8, Tim Cook cho hay phán quyết của EC “không có cơ sở thực tế hay pháp luật” và “rõ ràng là để nhằm vào Apple”. Apple tạo ra và duy trì hơn 1,5 triệu việc làm trên khắp châu Âu, tuân thủ luật và trả đủ thuế, ông Cook nói.
Ireland cũng nói rằng họ sẽ kháng quyết định. Đây là một trong những quốc gia có mức thuế doanh nghiệp thấp nhất châu Âu, là điểm đến hấp dẫn cho các công ty toàn cầu. Chính phủ Ireland lo ngại doanh nghiệp sẽ ít đầu tư vào hơn nếu nước này thay đổi chế độ thuế. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hàng ngàn việc làm.
Apple không phải là doanh nghiệp Mỹ duy nhất chịu sự giám sát của châu Âu về hóa đơn thuế. EC từng yêu cầu Starbucks và Fiat Chrysler nộp bổ sung hàng triệu USD tiền thuế hồi tháng 10.2015. Cả hai cái tên trên đều kháng quyết định. EU hiện điều tra nhiều thỏa thuận thuế của hãng Amazon, McDonald's. Google thì bị điều tra thuế ở Pháp và một vài nước châu Âu khác.
tin liên quan
Thịnh suy của Apple dưới thời CEO Tim Cook ra sao?Kể từ khi vị trí CEO Apple trao vào tay Tim Cook, "nhà táo" đã có nhiều thay đổi. Nhiều người tin rằng, 5 năm qua Apple đã thay da đổi thịt, nhưng cũng đồng thời đánh mất đi bản sắc Steve Jobs trước đây...
Bình luận (0)