Lần này, đáng chú ý hơn khi 5 nước trên dùng đến mọi thủ thuật để gây áp lực khiến 5 thành viên nhỏ trong LHQ gồm Công quốc Lichtenstein, Costa Rica, Singapore, Thụy Sĩ, Jordan từ bỏ ý định đòi biểu quyết cải tổ.
Năm thành viên nhỏ này vận dụng cách tiếp cận khác những lần trước. Họ không đòi thay đổi cơ cấu HĐBA LHQ, cũng chẳng yêu cầu mở rộng số thành viên thường trực và không hề đụng chạm đến phủ quyết của 5 thành viên thường trực. Họ chỉ yêu cầu 5 “ông lớn” phải lý giải, cung cấp thông tin, khi sử dụng quyền phủ quyết nhằm đảm bảo tính minh bạch. Nếu đem ra biểu quyết, Đại hội đồng LHQ chắc chắn sẽ ủng hộ ý tưởng này.
Tuy nhiên, 5 ông lớn lại lo ngại điều đó tạo ra tiền lệ ảnh hưởng đến đặc quyền đặc lợi riêng mà họ chiếm giữ kể từ khi LHQ được thành lập. Thế nhưng, so với trước, thế giới hiện nay cơ bản đã thay đổi, tương quan lực lượng và cục diện quan hệ giữa các nước cũng khác xa. Đặc quyền đặc lợi của 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ thành ra lỗi thời, nên việc cải tổ LHQ trở nên ngày càng cấp thiết.
Muốn cải tổ HĐBA LHQ thì chẳng thể không mở rộng thành phần HĐBA và cần phải điều chỉnh quyền phủ quyết. Đây là lý do khiến 5 thành viên thường trực HĐBA LHQ cản trở việc cải tổ. Tất nhiên, cả 5 thành viên thường trực đều khó lòng tự nguyện từ bỏ đặc quyền đặc lợi. Vì thế, mọi nỗ lực của các thành viên khác đều chẳng khác gì châu chấu đá voi.
La Phù
>> Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc phải bó bột vì chơi bóng đá
>> Đại hội đồng LHQ bầu chủ tịch mới
>> Phó tổng thư ký LHQ thăm VN
>> VN được chọn thí điểm cải cách LHQ ở cấp độ quốc gia
>> Ông Ban Ki-Moon được bầu làm Tổng Thư ký LHQ
>> Đồng thuận sơ bộ về ngân sách LHQ
>> Tranh cãi dữ dội quanh kế hoạch cải tổ LHQ
>> Đề xuất mới về việc cải tổ LHQ
Bình luận (0)