Cháu của chú Hỏa trên đất Philippines

09/02/2021 10:00 GMT+7

Bà Maria Agnes HuiBonHoa, Lãnh sự danh dự Gambia tại Philippines, từng khẳng định: “Việt Nam sẽ luôn là một phần di sản và lịch sử của gia đình tôi vì ông bà nội và cha tôi là người Việt ”.

Bà Agnes HuiBonHoa vốn là cháu cố của tỉ phú Đông Dương Hui Bon Hoa, tục danh chú Hỏa.

Câu chuyện chú Hỏa

Chú Hỏa (Huỳnh Văn Hoa - Hui Bon Hoa, 1845 - 1901) là người gốc Phúc Kiến (Trung Quốc). Theo tài liệu cũ, ngày đầu khởi nghiệp, hai cha con chú Hỏa (tên Pháp Jean Baptiste Hui Bon Hoa) chỉ có vài đồng bạc dắt lưng lầm lũi sang đất Nam kỳ làm nghề thu mua ve chai kiếm sống.

Mong muốn hợp tác kinh doanh tại Việt Nam

Trả lời Thanh Niên, bà Agnes đã chia sẻ những ý định về việc phát triển, hợp tác kinh doanh ở Việt Nam.
Là một nữ doanh nhân, nhà ngoại giao nổi tiếng, bà có định làm một điều gì đó ở Việt Nam trong tương lai?
Tôi rất muốn đến Việt Nam và hợp tác kinh doanh gì đó tại đây. Việt Nam hiện nay là một đất nước đang phát triển vượt bậc và tôi rất tự hào về nguồn gốc Việt của mình. Sẽ rất tốt nếu tôi có thể hợp tác kinh doanh giữa Việt Nam và Philippines. Tôi thường liên lạc với Đại sứ Việt Nam tại Philippines, ông Hoàng Huy Chung và chúng tôi đang thảo luận làm cách nào tốt nhất để thúc đẩy kinh doanh giữa hai nước.

Bà có thể nói hoặc viết tiếng Việt?
Rất tiếc, tôi chưa bao giờ có cơ hội để nói hoặc viết tiếng Việt, nhưng tôi rất muốn bắt đầu học ngay khi có thể. Không bao giờ là quá muộn. Tôi hứa với Đại sứ Hoàng Huy Chung rằng tôi sẽ bắt đầu học tiếng Việt.

Bà có thường về Việt Nam không?
Chuyến đi Việt Nam gần nhất của tôi cách đây nhiều năm, khi cựu Phó tổng thống kiêm Ngoại trưởng Philippines Teofisto Guingona tham dự cuộc họp ASEAN. Tôi có cơ hội về thăm quê hương của cha tôi.
Tôi rất xúc động khi nhìn thấy ngôi nhà (nay sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM) vì nó khiến tôi nhớ đến người cha quá cố của mình và thời tôi còn bé được về Việt Nam thăm ông bà nội. Tôi rất vui khi được trở lại nơi này sau một thời gian dài, bởi vì lần cuối tôi về đây là lúc còn nhỏ. Ngay cả khi tôi không về thường xuyên, Việt Nam vẫn luôn trong trái tim tôi. Tôi yêu ẩm thực, sản phẩm của Việt Nam và mọi thứ về Việt Nam.
Vậy mà chỉ ít năm sau, chú Hỏa đã mua được một căn phố ở gần cầu Ông Lãnh làm... “địa điểm tập kết” ve chai cho bạn bè đồng hương. Thời gian sau, chú mua thêm mấy căn phố bên cạnh mở cửa hàng. Có người đồn rằng chú Hỏa thu mua ve chai đã trúng... tấm mền cũ trong đó cất giấu mấy chục nén vàng. Người ta còn truyền miệng rằng cuộc đời chú Hỏa thay đổi khi chính quyền Pháp mở cuộc đấu giá thanh lý 20.000 máy truyền tin cũ. Chú Hỏa đã mua lại số hàng trên và phân loại được vàng từ những máy truyền tin này.
Sau đó, chú Hỏa mua nhà đất, làm chủ hàng loạt bất động sản ở Sài Gòn - Gia Định, Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long... Tiếp đến, chú Hỏa lấn sân sang lĩnh vực ngân hàng, cầm đồ, cho thuê nhà…
Theo nhà văn - nhà nghiên cứu Lý Nhân Phan Thứ Lang: để tri ân mảnh đất đã “an cư lạc nghiệp”, gia đình con cái đều thành đạt, chú Hỏa bỏ tiền mua đất xây Hospital Jean Baptiste Hui Bon Hoa (Bệnh viện đa khoa Sài Gòn trên đường Lê Lợi, quận 1, TP.HCM bây giờ) và Bảo sanh viện Từ Dũ (Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ) để chăm sóc sức khỏe người dân... Dinh thự 97 Phó Đức Chính, quận 1, TP.HCM (hiện nay sử dụng làm Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM) là nhà ở của chú Hỏa trước đây. Một công trình có giá trị lớn khác từng được chú Hỏa xây vào năm 1925 vẫn còn tồn tại đến ngày nay là khách sạn Majestic.

Ông bà nội của bà Maria Agnes HuiBonHoa

Ảnh: NVCC

Chuyện tình xuyên biên giới

Trả lời Thanh Niên, bà Maria Agnes Hui Bon Hoa cho biết cha bà là ông Marcel HuiBonHoa, con của ông Thang Phien Hui Bon Hoa (còn gọi là Huỳnh Trọng Bình - người con trai út trong 3 người con trai của chú Hỏa). Theo bà Agnes, ông Marcel chào đời tại Sài Gòn ngày 21.10.1924. Lúc còn trẻ, trên đường sang Paris (Pháp) du học thì ông Marcel ghé Philippines để thăm chị ông, vốn lấy chồng người Philippines gốc Hoa. Tại Manila (Philippines), ông Marcel tình cờ gặp mẹ bà Agnes là bà Florencia “Poule” Tankeh khi mua hàng tại cửa hàng bách hóa của gia đình bà Poule.
Nhân viên bán hàng không biết tiếng Pháp lẫn tiếng Việt, nên nhờ bà Poule giúp trao đổi với ông Marcel. Theo bà Agnes, bà Poule từng du học tại Bỉ, nên có thể nói tiếng Pháp. Ông Marcel lập tức trúng tiếng sét ái tình với bà Poule. Trở về Pháp học, ông Marcel không ngừng liên lạc với bà và sau 3 tháng kể từ lần gặp đầu tiên, ông Marcel cầu hôn bà Poule.
Theo lời bà Agnes, cha mẹ bà - ông Marcel và bà Poule - kết hôn năm 1954 và sau đó cả hai sống ở Philippines. Bà Agnes là con thứ hai trong số 7 người con của hai ông bà. Ông Marcel qua đời khi bà Agnes mới 8 tuổi. Khi cha bà mất, một mình bà Poule điều hành tất cả doanh nghiệp của gia đình và nuôi 7 người con khôn lớn.
Bà Agnes HuiBonHoa nói thêm: “Đối với tôi, Việt Nam đại diện cho di sản. Tôi tự hào về cội nguồn của mình và tổ tiên của cha tôi, đã làm phong phú thêm lịch sử và văn hóa Việt Nam. Từ khi còn nhỏ, tôi đã cùng gia đình về thăm Việt Nam để tỏ lòng thành kính với tổ tiên. Việt Nam khơi dậy niềm tự hào về thành công cha ông tôi”.
Cơ duyên với Gambia
Đối với bà Agnes, việc trở thành Lãnh sự danh dự của Cộng hòa Gambia (quốc gia ở Tây Phi) tại Philippines là một cơ duyên. Trong kỳ nghỉ cùng gia đình vào năm 2004, bà Agnes gặp một người bạn và người này thuyết phục bà đáp chuyến bay từ thủ đô London (Anh) đến thủ đô Banjul (Gambia) để trải nghiệm chuyến tham quan khu bảo tồn động vật hoang dã. Tại đây, bà và người bạn được mời đến gặp Tổng thống Gambia lúc bấy giờ là ông Yahya Jammeh, người đã đề nghị bà Agnes giúp thiết lập mối quan hệ ngoại giao giữa Gambia và Philippines.
Vốn từng làm trong các cơ quan chính phủ ở Philippines, bà Agnes nhận lời đề nghị trên. Trước đây, bà làm trợ lý cho chú của mình là ông Teofisto Guingona, người từng giữ chức Phó tổng thống (nhiệm kỳ 2001 - 2004) kiêm Ngoại trưởng Philippines (2001 - 2002). “Trải nghiệm này cho tôi cơ hội gặp gỡ mọi người từ mọi tầng lớp xã hội, từ những người dân thường trong các chiến dịch vận động tranh cử đến các nguyên thủ quốc gia đến thăm Philippines như Tổng thống Mỹ George W.Bush”, bà Agnes nhớ lại.
Chia sẻ với Thanh Niên, bà Agnes cho hay bà trở thành Lãnh sự danh dự Gambia tại Philippines từ tháng 4.2005 đến nay. Công việc của bà là xét cấp thị thực, hỗ trợ công dân Gambia đến Philippines, xúc tiến các hợp tác thương mại, xã hội, giáo hội và y tế giữa hai nước. Trong quá trình làm công tác lãnh sự và ngoại giao, bà Agnes đã được Liên đoàn Lãnh sự thế giới (FICAC) trao Giải vàng vào tháng 11.2007.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.