>> Vũ khí không gian của Trung Quốc
Trong khi giới chuyên gia Mỹ hồi đầu năm lên tiếng lo ngại việc Trung Quốc có thể thử vũ khí không gian, Washington lại cũng phóng vũ khí đánh chặn tên lửa trên tầng khí quyển. Hai vụ thử chỉ cách nhau vài giờ. Theo giới chuyên gia, các loại vũ khí không gian này có thể dùng để tấn công, bắn hạ vệ tinh.
Kẻ trước người sau
Đài Fox dẫn thông báo từ Cơ quan Tên lửa phòng không Mỹ (MDA) tuyên bố đã thực hiện thành công các vụ thử đánh chặn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) vào cuối tháng 1. Theo đó, MDA âm thầm thử nghiệm một dạng “thiết bị hủy diệt”, viết tắt là EKV - Thiết bị hủy diệt ngoài không gian. Với tốc độ siêu thanh, đầu đạn, do Raytheon chế tạo, của thiết bị này hoạt động tại rìa không gian với nhiệm vụ truy tìm và hủy diệt những “đối tượng nguy hiểm”.
|
Được phóng lên từ căn cứ không quân Vandenberg tại California, EKV là thành phần chủ chốt của hệ thống Phòng thủ giữa giai đoạn đất đối không (GMD), do Boeing chế tạo, vốn đóng vai trò như lá chắn tên lửa của Mỹ. GMD là chương trình tên lửa phòng không đầu tiên và duy nhất đang được triển khai nhằm bảo vệ nước này trước nguy cơ bị tấn công bởi ICBM. Thay vì dùng đầu đạn hạt nhân truyền thống, EKV vô hiệu hóa mối đe dọa bằng cách dùng lực va chạm để tiêu diệt. Theo đó, GMD giăng hệ thống cảm biến trên đất liền, đại dương và không gian để khoanh vùng các mối đe dọa. Khi đã phát hiện mục tiêu, tên lửa 3 tầng sẽ đưa EKV lên không gian. Đến lúc ra ngoài khí quyển trái đất, tên lửa phóng EKV rồi nó thông qua các cảm biến hiện đại để phát hiện những đầu đạn đang bay đến. Khi phát hiện mục tiêu, “thiết bị hủy diệt” nặng 190 kg này sẽ đâm vào và phát nổ. Theo kênh NBC, sau ít nhất 16 lần thử, EKV đã 8 lần đánh chặn thành công mục tiêu ngoài không gian.
Chỉ vài giờ sau khi Mỹ phóng EKV, phía Trung Quốc cũng tiến hành thử nghiệm vũ khí đánh chặn tên lửa. Theo tờ Hoàn Cầu thời báo, đây là lần thứ hai Bắc Kinh chính thức lên tiếng về việc thử vũ khí không gian, lần đầu vào ngày 11.1.2010. Hiện nay, chỉ Mỹ và Trung Quốc triển khai các cuộc thử nghiệm dạng này. Tân Hoa xã loan tin rằng vụ bắn thử đã diễn ra thành công.
Theo RIA-Novosti, hệ thống lá chắn GMD của Washington có tầm đánh chặn ở cao độ tối đa là 1.500 km và khoảng cách tầm xa lên đến 4.000 km. Trong khi đó, theo trang tin The Washington Free Beacon, tên lửa được Bắc Kinh sử dụng trong vụ thử mới nhất có thể là phiên bản điều chỉnh của loại được sử dụng trong dự án bắn vệ tinh (ASAT) hồi năm 2007. Vì thế, giới quan sát nhận định Bắc Kinh đã tận dụng cơ hội để thử nghiệm vũ khí bắn vệ tinh.
Nga phản đối
Ai sẽ là bên “dọn rác” không gian sau những vụ thử tên lửa như trên? Đó là câu hỏi mà phía Nga đặt ra sau khi biết Mỹ - Trung đồng loạt thử nghiệm các loại vũ khí trên, theo Đài Tiếng nói nước Nga. Thời gian qua, “bãi rác” bắt nguồn từ những chương trình thám hiểm, khai thác không gian, phóng phi thuyền lẫn vệ tinh… khiến môi trường không gian thêm tồi tệ. Các mẩu rác nhỏ được liệt vào dạng cực kỳ nguy hiểm, vì chúng có thể hủy hoại các thiết bị trên không gian. Tổng biên tập tạp chí Novosti Kosmonavtiki là Igor Marinin đề xuất phải soạn thảo một luật quốc tế, buộc các quốc gia phải trang bị cho mỗi vệ tinh một dạng thiết bị đẩy chúng về mặt đất sau khi hoàn tất chu kỳ hoạt động.
Bắc Kinh có thể mua tên lửa S-400 Interfax dẫn lời Phó giám đốc Cơ quan Liên bang về hợp tác công nghệ quân sự Nga Vyacheslav Dzirkaln cho biết Trung Quốc có thể là nước đầu tiên nhập khẩu hệ thống tên lửa đất đối không S-400, gọi tắt là “Triumph”, của Nga. Phát biểu tại cuộc triển lãm vũ khí quốc tế IDEX-2013 ở Các tiểu Vương quốc Ả Rập thống nhất, ông Dzirkaln ngày 20.2 tiết lộ: “Tôi không loại trừ khả năng Trung Quốc sẽ là khách hàng nước ngoài đầu tiên mua được hệ thống này”. H.G |
Thụy Miên
>> UAE chi 1,4 tỉ USD mua vũ khí
>> Vũ khí laser phòng không của Đức
>> Lầu Năm Góc sẽ thử vũ khí laser mới trên chiến đấu cơ?
>> Nghiên cứu dùng tia laser khai hỏa vũ khí
>> “Vũ khí” tối mật của Nga
>> Dân Mỹ muốn có vũ khí hủy diệt hành tinh?
Bình luận (0)