Theo đó, các bậc phụ huynh cũng sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các chi phí liên quan đến giáo dục của con cái, và đặc biệt là chi phí đại học để chuẩn bị tốt nhất cho con một tương lai và sự nghiệp thành công về sau.
|
Tại sao Tiết kiệm thì chưa phải là phương án tối ưu nhất?
Thứ nhất, tiết kiệm thường mang lại một mức lãi suất cố định và không cao cộng thêm sự ảnh hưởng của lạm phát sẽ khó giúp bạn đạt được mục tiêu tài chính đề ra. Theo thống kê từ World Data, tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam dao động từ -1,7% đến 23,1% mỗi năm trong vòng 23 năm qua. Và trong 10 năm trở lại đây, từ 2011 - 2020 , thì tỷ lệ lạm phát trung bình mỗi năm là 5,5%.
Điều đó có nghĩa là, nếu bạn dự định mua một chiếc máy tính sau 10 năm nữa khi con bạn vào cấp 3 với giá 10 triệu theo thời giá hiện tại bằng cách dành dụm khoản tiền này trong két sắt, thì 10 năm sau với tốc độ lạm phát trung bình là 5,5% mỗi năm như đã nêu trên, thì giá của chiếc máy tính bạn muốn mua lúc này sẽ có giá vào khoảng 17 triệu.
Hoặc thử lấy một ví dụ khác, là thay vì dành dụm số tiền 10 triệu trong két sắt, bạn đem đi gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất trung bình hiện tại là 5,5%/năm thì sau 10 năm, số tiền bạn có được sẽ là 17 triệu, tức chỉ vừa đủ mua một chiếp laptop theo thời giá hiện tại, mà không có khoản dư nào cho các trường hợp phát sinh (nếu có).
Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại hơn là, khi chuẩn bị chi phí đại học cho con cái, bố mẹ không chỉ đối mặt với lạm phát chung của cả nước mà còn đối mặt với lạm phát giáo dục. Theo ước tính, học phí ở các trường đại học tại Việt Nam tăng trung bình 10% mỗi năm, nghĩa là lạm phát giáo dục cao hơn rất nhiều so với mức lạm phát chung của cả nước.
Sự hạn chế số lượng tuyển sinh dẫn đến cạnh tranh gắt gao để vào được các trường công lập tốt và do đó, nhiều bậc cha mẹ phải cho con học ở các trường tư với học phí đắt đỏ.
Bên cạnh áp lực học phí tăng nhanh, thì lạm phát mức sống cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến kế hoạch đại học. Các bậc cha mẹ ngoài việc lựa chọn chất lượng đào tạo, cũng rất quan tâm đến cơ sở vật chất và đời sống học tập của con, và đặc biệt là nhu cầu cũng như xu hướng cho con đi du học ngày càng trở nên phổ biến tại Việt Nam. Ở Mỹ, theo thống kê của Trung tâm Quốc gia về Thống kê Giáo dục, học phí cho sinh viên quốc tế ước tính tăng 4,02% mỗi năm. Úc, khảo sát từ Study Move cho thấy, học phí cho sinh viên quốc tế tăng 5,3% năm 2020.
Với tỉ lệ này, giả sử mức học phí đại học hiện tại ở Mỹ là $25.000/năm (tương đương 570 triệu) thì một em bé chào đời hôm nay đến 18 năm sau sẽ phải trả mức phí là $50.821/năm (tương đương 1,2 tỷ đồng) nếu muốn học đại học ở Mỹ. Đó là chưa kể đến khả năng đồng Việt Nam mất giá so với đồng đô la Mỹ, gây ảnh hưởng đến kế hoạch tiết kiệm của các bậc phụ huynh.
Làm thế nào để bố mẹ tiết kiệm đủ tiền cho con cái vào đại học?
Nếu bố mẹ lập kế hoạch sớm và kỷ luật với kế hoạch đề ra, thì việc có đủ tiền để con cái vào đại học sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Ngày nay, để hạn chế ảnh hưởng của lạm phát, nhiều bậc cha mẹ đã quyết định chuyển đổi hình thức tiết kiệm sang hình thức đầu tư nhằm mục tiêu đạt được mức sinh lời cao hơn. Các Quỹ đầu tư Cổ phiếu, trái phiếu, hiện đang nhận được sự quan tâm và cân nhắc rất lớn từ các bậc cha mẹ để đầu tư cho Quỹ học vấn của con mình.
Dưới đây mà một số lời khuyên nhỏ để cha mẹ có thể đầu tư thành công:
1. Đầu tư sớm:
Vì tỉ lệ học phí tăng cao và nhanh chóng, cha mẹ cần bắt đầu đầu tư sớm để khoản đầu tư được dài hạn hơn và có cơ hội mang lại hiệu quả tốt hơn. Đầu tư càng trễ, với thời gian càng ngắn sẽ càng ảnh hưởng đến việc tích lũy và gia tăng giá trị cũng như khả năng đạt được mục tiêu tài chính ban đầu.
2. Chọn đúng hình thức đầu tư:
Đầu tư sớm chưa đủ mà còn phải đúng. Nếu cha mẹ có thời gian 15-18 năm trước khi con bắt đầu học đại học, thì các quỹ cổ phiếu hay cân bằng là hình thức tốt để cân nhắc đầu tư. Vì cổ phiếu tuy biến động mạnh trong ngắn hạn nhưng về dài hạn thường có xu hướng tăng và mang lại kết quả đầu tư cao hơn. Nếu bố mẹ chỉ có 5 năm hoặc ngắn hơn để đầu tư, thì quỹ trái phiếu có thể xem là lựa chọn phù hợp vì trái phiếu mang lại mức lợi nhuận tuy thấp hơn các quỹ cổ phiếu nhưng ổn định và an toàn hơn.
Để được có được kế hoạch đầu tư và lựa chọn Quỹ phù hợp nhất với mục tiêu đầu tư cũng như mức độ chấp nhận rủi ro, cha mẹ nên trao đổi với các chuyên gia tài chính để được tư vấn một cách kỹ càng.
3. Thực hiện đầu tư:
Sau khi thảo luận với chuyên gia, tùy theo tình hình tài chính và mục tiêu đầu tư mà cha mẹ có thể quyết định hình thức đầu tư là 1 lần với một khoản tiền lớn ban đầu hoặc đầu tư định kỳ mỗi tháng. Đầu tư định kỳ mỗi tháng là một kế hoạch mang nhiều lợi thế nhờ vào việc bình hóa giá mua bất chấp biến động thị trường.
Ví dụ cha mẹ cần số tiền dự kiến là 5 tỉ đồng sau 18 năm cho con, bảng minh hoạ bên dưới cho thấy các loại quỹ khác nhau mang lại kết quả đầu tư khác nhau dựa vào tỷ lệ lợi nhuận kỳ vọng và mức độ rủi ro mà cha mẹ có thể chấp nhận được:
Hoặc cũng với số tiền 5 tỉ nhưng bố mẹ chỉ có 5 năm, thì số tiền đầu tư cần nhiều hơn rất nhiều:
|
Nên bí quyết ở đây là để quỹ học vấn của con được chuẩn bị tốt nhất, bố mẹ cần chuẩn bị càng sớm càng tốt và lựa chọn kênh đầu tư một cách thông thái, hiệu quả.
Liên hệ với đội ngũ chuyên gia của Manulife Investment để được tư vấn miễn phí về quỹ đầu tư phù hợp với kế hoạch và mục tiêu tài chính của bạn.
Email: [email protected]
Hotline tư vấn đầu tư: 0888126800/ 0888166800
|
Bình luận (0)