Tự động phát
Đàm phán ngân sách của EU vừa diễn ra không hề suôn sẻ. Đối với nhiều nhà lãnh đạo, đây không chỉ là vấn đề tiền nong mà còn là sự sống còn của cả khối liên minh. Cuối cùng, thỏa thuận cũng đã đạt được, nhưng cuộc đàm phán suốt 5 ngày qua đã làm rõ các rạn nứt sâu sắc.
Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel gọi đó là “nhiệm vụ bất khả thi”. Ông nói “không chỉ là chuyện tiền, mà còn về con người, về tương lai châu Âu, về sự đoàn kết của chúng ta.” Tranh cãi về tài chính làm lộ các vết nứt trong nền tảng của EU. Những bất bình cũ lại bùng lên. Cụ thể ra sao?
|
Một bên là vùng Nam Âu chồng chất nợ nần, gồm các nước như Ý và Hy Lạp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi Covid-19 và các tác động kinh tế từ đại dịch. Bên kia là miền bắc tiết kiệm, giàu có hơn. Một nhóm gồm 5 quốc gia, đứng đầu là Hà Lan cùng Áo, Phần Lan, Thụy Điển và Đan Mạch thúc đẩy phương châm chi tiêu ít hơn.
Tại 5 nước này, cử tri không hài lòng khi phải đóng góp nhiều hơn cho ngân sách EU hơn là những gì họ nhận lại. Mỗi quốc gia thành viên đóng góp theo tỷ lệ thu nhập quốc dân, vì vậy các quốc gia giàu hơn đóng nhiều hơn, những nước nghèo đóng ít hơn. Ngay cả trước đại dịch, ngân quỹ của EU đã giảm đi nhiều vì Brexit. Vương quốc Anh là bên đóng góp to lớn cho ngân sách chung trước khi rời khỏi khối.
|
Thống nhất về ngân sách luôn là một quá trình phức tạp, dù là liên quan đến nông nghiệp hay phát triển khu vực. Chẳng khác gì một ván cờ khổng lồ, trong đó nếu nhượng bộ tại một khu vực sẽ được nhận lại lợi ích ở một khu vực khác. Vì vậy, ngoài việc giảm chi tiêu, nhóm 5 nước “tiết kiệm” cũng yêu cầu trợ cấp phải có ràng buộc, với các điều kiện được thiết kế để duy trì giá trị quan trọng của Liên minh châu Âu, là dân chủ.
Nhưng các điều kiện này lại không được phe còn lại đón chào. Hungary và Ba Lan, các quốc gia phía đông theo chủ nghĩa hoài nghi châu Âu và dân tộc chủ nghĩa, không chấp nhận mọi điều kiện về pháp quyền.
|
Đại dịch chỉ là vật cản mới nhất trong chuỗi dài thách thức lớn đối với EU. Cuộc khủng hoảng nợ nần một thập niên trước dẫn đến tranh cãi về nhập cư hàng loạt, chấn động Brexit và chủ nghĩa hoài nghi châu Âu đang tăng ưu thế ở các quốc gia như Ý. Đối với nhiều người, đây là thời điểm then chốt sau gần 70 năm hội nhập châu Âu: thêm một cú sốc kinh tế sau đại dịch có thể làm suy yếu khối trước các thế lực bảo hộ, đặt ra nhiều nghi ngờ về tương lai lâu dài của khối EU.
Bình luận (0)