Nghiên cứu từ ĐH Cornell (Mỹ) và ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) cho thấy việc đăng lại hay chia sẻ thông tin tạo ra sự quá tải về nhận thức, từ đó cản trở việc học hỏi và lưu giữ lại những gì nhìn thấy. Tệ hơn nữa, sự quá tải có thể làm giảm hiệu suất trong thế giới thực.
Qi Wang, giáo sư về phát triển con người tại Trường cao đẳng Sinh thái - Nhân văn tại Đại học Cornell cho biết nhiều người không đăng ý tưởng, chỉ chia sẻ những gì đọc được với bạn bè mà không nhận ra rằng việc chia sẻ này có một nhược điểm là nó có thể can thiệp với những thứ khác mà chúng ta làm.
Wang và các đồng nghiệp của bà ở Trung Quốc đã tiến hành các thí nghiệm và thấy rằng việc đăng lại các thông tin can thiệp vào quá trình học và trí nhớ, cả online và offline.
Thí nghiệm được tiến hành tại ĐH Bắc Kinh với một nhóm các sinh viên tham gia. Tại các máy tính trong phòng thí nghiệm, hai nhóm được cho xem một loạt các tin nhắn từ trang Weibo, giống như mạng Twitter. Sau khi đọc từng tin nhắn, các thành viên của nhóm một có 2 lựa chọn: một là đăng lại và hai là đọc tin nhắn tiếp theo. Nhóm kia chỉ được cho lựa chọn “xem tiếp.”
Sau khi xem xong một loạt các tin nhắn, các sinh viên được yêu cầu làm một bài kiểm tra trực tuyến về nội dung của những tin nhắn. Những người trong nhóm đăng lại có xu hướng đưa ra câu trả lời sai và thường thể hiện sự hiểu biết kém hơn so với nhóm kia. Từ nghiên cứu này, Giáo sư Wang nhận xét, đối với những thứ mà họ đăng lại, họ nhớ cực kỳ tệ.
Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, người đăng lại bị quá tải nhận thức, bởi khi đứng trước một lựa chọn để chia sẻ hoặc không chia sẻ, bản thân việc đưa ra quyết định đã làm hao hụt nguồn tài nguyên nhận thức, Wang giải thích.
Một thí nghiệm thứ hai. Sau khi xem một loạt các tin nhắn từ Weibo, các sinh viên được yêu cầu làm một bài kiểm tra không liên quan đến khả năng đọc hiểu một bài báo đăng trên tạp chí New Scientist. Kết quả, những người trong nhóm không phản hồi thông tin khả năng làm bài kiểm tra vượt trội hơn so với người đăng lại. Việc chia sẻ dẫn đến tình trạng quá tải về nhận thức, và can thiệp vào các công việc tiếp theo, Wang cho hay.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng nhận thấy cư dân mạng thường chú ý đến các yếu tố của một trang web ở khía cạnh đăng lại hoặc “like” nhiều hơn so với nội dung, cho nên các nhà nghiên cứu cho rằng giao diện web nên được thiết kế sao cho đơn giản, nhưng ấn tượng hơn là can thiệp vào quá trình nhận thức.
Bình luận (0)