Không chỉ chuyên chở hàng hóa, con người, trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Trong suốt 40 năm qua, máy bay vận tải quân sự An-26 còn làm các nhiệm vụ tuần tiễu trinh sát trên các vùng biển đảo, tìm kiếm cứu nạn và các nhiệm vụ đặc biệt khác theo lệnh cấp trên.
Chạm nóc tàu Trung Quốc
Cuối năm 1978, anh Nguyễn Thế Cường và Bùi Văn Hoàn mới 16 tuổi, trúng tuyển phi công quân sự. Cuối 1979 - đầu 1980, cả 2 được cử theo đoàn của quân chủng không quân sang Liên Xô học lái máy bay vận tải An-26 khi chưa học xong lớp 10. Năm 1983 về nước, cả 2 được phong hàm trung úy và lái An-26 cho đến khi về hưu.
|
Sáng sớm ngày 26. 5.2011, tàu Bình Minh 02 của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam thực hiện khảo sát địa chấn tại khu vực biển miền Trung thì bị tàu Trung Quốc xông vào cắt cáp. Thời điểm này, tổ bay An-26 do cơ trưởng Bùi Văn Hoàn được tăng cường từ Tân Sơn Nhất ra sân bay Phan Rang làm nhiệm vụ trực bảo vệ thăm dò dầu khí và nhận lệnh báo động: “Cất cánh, yểm trợ các tàu bảo vệ”.
Tìm kiếm MH-370Trưa 8.3.2014, đại tá Nguyễn Thế Cường và một số phi công đang chủ trì liên hoan cho chị em phụ nữ trong đơn vị thì nhận được điện thoại: “Báo động! Ngay lập tức triển khai tìm kiếm máy bay MH-370 mất tích ở vùng biển nước ta”.
Thời điểm này, Bộ Quốc phòng huy động hàng chục máy bay quân sự làm nhiệm vụ tìm kiếm MH-370 trong đó An-26 là chủ công với 2 chiếc trực tiếp tìm kiếm, 1 chiếc chuyển tiếp – chỉ huy trên không.
“Các tổ bay thay nhau trên 3 chiếc An-26, 2 Casa, bay từ sáng đến tối, mang đồ ăn nước uống ăn ngay tại buồng lái và có khi bay cả chục chuyến/ngày”, đại tá Nguyễn Thế Cường nhớ vậy và kể: “Mấy ngày cuối, phía Trung Quốc đưa cả máy bay trinh sát điện tử xuống khu vực Tây Nam tìm kiếm với lý do có nạn nhân của họ trên MH-370. Chúng tôi liên lạc với nhau là họ phá sóng hoặc chen ngang. Rất khó chịu”.
|
Ra tới thực địa, tổ bay lượn vòng xung quanh khu vực để quân báo quay phim chụp hình. Lệnh của sở chỉ huy tiền phương: “Uy hiếp hải giám”. Cơ trưởng Bùi Văn Hoàn sục sạo tìm kiếm và phát hiện 3 chiếc tàu hải giám màu trắng, to lừng lững của Trung Quốc đang dàn đội hình hướng vào tàu Bình Minh 02. Hạ độ cao, anh Hoàn điều khiển máy bay lao về phía đội hình tàu Trung Quốc, sà xuống sát ống khói khiến đám lính trên boong lao vội vào trong.
“Chắc chỉ cách mấy mét, chụp được nguyên khoảng sân đậu máy bay của hải giám. Sau này anh em thực địa về kể lại: An-26 sà quá thấp làm các tàu bảo vệ cũng rung bần bật và phía Trung Quốc hình như cũng choáng khi thấy An-26 uy hiếp, nên rút không dám vào gần”, cơ trưởng Hoàn kể vậy.
|
Cũng thời điểm 2011 - 2012, cơ trưởng Nguyễn Thế Cường (nguyên phi đội trưởng phi đội 2 lữ đoàn 918) là lái chính chuyến bay trinh sát tuần tiễu trên biển Đông, phát hiện biên đội tàu hộ vệ tên lửa của Trung Quốc di chuyển vào vùng biển Việt Nam.
Nhận lệnh chụp hình từ khoảng cách 20 km, cơ trưởng Cường đề nghị: “20 km không nhìn được gì, tôi phải vào gần”. Lúc ấy có ý kiến: “Vào gần, nó bắn thì sao?”. Anh Cường chắc nịch: “Nếu muốn bắn mình, nó phóng tên lửa từ 60 - 70 km rồi”.
|
Với thượng tá Nguyễn Chí Cự, nguyên phó trung đoàn trưởng 918 thì việc trinh sát tuần tiễu trên biển đã quá quen thuộc. Từ năm 1985, cán bộ kỹ thuật nhà máy A41 không quân đã tháo cửa thoát hiểm trên buồng lái (dành cho phi công trong trường hợp nhảy dù khẩn cấp) để lắp kính mica và lắp giá cố định máy quay phim, máy ảnh ghi hình chuyên dụng cho 2 máy bay An-26 chuyên trinh sát biển Đông, Trường Sa. Chính thượng tá Cự đã phát hiện tàu khảo sát dầu khí Minh Hoa của Trung Quốc vào khảo sát trái phép gần Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu) và thông báo cho tàu hải quân ra xua đuổi.
Từ 1987, máy bay An-26 do các tổ bay trung đoàn 918 điều khiển đã liên tục thực hiện các chuyến bay thả dù tiếp tế cho các đảo Trưòng Sa, quan sát mặt biển và nắm bắt tình hình hoạt động của tàu nước ngoài tại Vịnh Bắc bộ, khu vực Trường Sa, DK-1, phát hiện nhiều giàn khoan, tàu thăm dò, tàu chiến, tàu hàng nước ngoài vi phạm chủ quyền Việt Nam. Kết quả bay trinh sát trên biển đã giúp Bộ Quốc phòng kịp thời điều chỉnh lực lượng ở các khu vực.
Cầu hàng không miền Trung
Tháng 11.1999, cơn lũ lịch sử tàn phá các tỉnh miền Trung. Bộ Quốc phòng lệnh cho không quân vận tải và không quân trực thăng sử dụng mọi phương tiện để cứu hộ cứu nạn người dân.
Phó thủ tướng Nguyễn Công Tạn có mặt tại sân bay Gia Lâm tuyên bố lập cầu hàng không chuyển hàng cứu trợ miền Trung và giao nhiệm vụ cho bộ đội không quân tổ chức thực hiện. Ngay sau đó, cầu hàng không đã được “ngựa thồ” An-26 và trung đoàn 918 (nay là lữ đoàn) đảm trách.
|
“Tất cả phi công học viên, toàn bộ quân số và cả những máy bay đang bảo hành tại nhà máy A-41 đều được huy động tham gia cứu hộ thiên tai”, đại tá Hoàng Văn Tiến, nguyên chính ủy lữ đoàn 918 nhớ lại thời điểm đó và rành mạch: “Tôi và trung đoàn trưởng Mai Khả Độ chỉ huy đầu cầu Gia Lâm, 2 phó trung đoàn trưởng Trương Hoài Châu trực tại Tân Sơn Nhất và Phạm Văn Va phụ trách đầu cầu Đà Nẵng”.
|
Tổ bay được chọn tham gia nhiệm vụ phải có trình độ khá, nhiều kinh nghiệm bay trong điều kiện khí tượng phức tạp và máy bay An-26 là những chiếc tốt nhất. Cầu hàng không từ 2 đầu Nam - Bắc đến các tỉnh miền Trung được cụ thể bằng các đường bay: Gia Lâm - Phú Bài, Gia Lâm - Đà Nẵng, Gia Lâm - Chu Lai, Tân Sơn Nhất - Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất - Chu Lai, Tân Sơn Nhất - Phú Bài.
Ban Tiếp nhận cứu trợ của trung đoàn do trung tá Nông Văn Dụng, phó tham mưu trưởng làm trưởng ban, làm việc 24/24 tiếp nhận lương thực, quần áo, thuốc men, tiền của các đơn vị quân đội, doanh nghiệp, địa phương, tổ chức xã hội và cá nhân. Mỗi ngày có vài trăm lượt người đến ủng hộ.
|
“Thời điểm ấy mưa như trút nước suốt ngày đêm, bão gây gió lớn nên bên Hàng không dân dụng sợ nguy hiểm, cắt hầu hết các chuyến bay đến Đà Nẵng, Phú Bài, Vinh. Máy bay lớn của các hãng hàng không quốc tế thì tuyệt đối bay tránh khu vực miền Trung”, đại tá Nguyễn Thế Cường, nguyên phi đội trưởng phi đội 2 của lữ đoàn 918 nhớ lại vậy và hồi tưởng: Tầm nhìn hạn chế, rất dễ đâm vào núi hoặc xuống biển. Trong 1 chuyến bay, tổ bay của đại tá Cường hạ Chu Lai. Đây là chuyến bay đầu tiên hạ cánh xuống sân bay Chu Lai (Quảng Nam) kể từ ngày thống nhất 30.4.1975 khiến người dân quanh vùng đội mưa gió ra xem đông nghịt.
“Những chuyến bay cứu trợ tháng 11.1999 thực sự là những lúc thử thách thần kinh thép và độ lỳ của tổ bay. Nhào lên, lộn xuống hoặc rơi tự do mấy trăm mét là chuyện bình thường”, anh Cường kể.
|
Gần 1 tuần, cả chục chiếc máy bay An-26 của trung đoàn 918 kiên cường xuyên qua mưa bão, hạ cánh an toàn xuống các sân bay miền Trung ngập nước. Có những tổ bay hỏng đài dẫn hướng hoặc đài xa, đài gần, đài điểm ở sân bay ngập nưóc nên phải bay bằng ra-đa và thiết bị định vị vệ tinh, giảm thấp độ cao ở cự ly 8 - 10 km. Phi công phải lần mò bay theo mép bờ biển ở độ cao 150 - 200m dưới mây để tìm sân bay. Chỉ khi nhìn thấy khu vực sân bay, mọi người mới thở phào, cho tiếp cận đường băng hạ cánh ngay.
|
Trong 5 ngày ròng rã (3-8.11.1999), trung đoàn 918 đã tiếp nhận 176 tấn hàng cứu trợ và 950 triệu đồng gửi đến các tỉnh miền Trung. Các tổ bay An-26 thực hiện 45 chuyến bay ngày và đêm chở hàng cứu trợ: 22 chuyến (97 tấn hàng) từ sân bay Gia Lâm; 5 chuyến (48 tấn hàng) từ sân bay Tân Sơn Nhất; 8 chuyến từ sân bay Đà Nẵng với 31 tấn hàng trung chuyển đến địa điểm cứu trợ. Các chuyến bay đều an toàn tuyệt đối.
Bình luận (0)