Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến 2 ở châu Âu, giới tình báo Mỹ khẳng định rằng một đội tàu ngầm của phát xít Đức đã được triển khai để tiến hành cuộc tấn công bằng tên lửa hành trình vào bờ Đông của Mỹ. Vì thế, hải quân Mỹ triển khai 46 tàu và hàng chục máy bay để tiêu diệt đội tàu ngầm của phát xít Đức. Cuộc chiến sau đó đã khiến hàng trăm người thiệt mạng trên biển, đồng thời cho thấy ưu và khuyết điểm của giới tình báo Mỹ, theo chuyên san The National Interest.
"Vũ khí báo thù”
tin liên quan
Những sự thật kinh hoàng về thảm sát HolocaustVào ngày 25.10.1944, sau khi Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) thẩm vấn một gián điệp được cứu từ tàu ngầm Đức bị phá hủy, Giám đốc FBI J.Edgar Hoover cảnh báo với Washington rằng phát xít Đức đang lên kế hoạch tấn công Mỹ bằng cách phóng V-1 từ tàu ngầm. Kế đó 2 gián điệp bị bắt vào tháng 12 cũng khai ra chương trình tên lửa phóng từ tàu ngầm của Đức. Tại Berlin, Bộ trưởng Khí tài và Vũ trang Albert Speer tuyên bố V-1 và V-2 sẽ rơi xuống thành phố New York của Mỹ trước tháng 2.1945.
Trước tình hình đó, vào tháng 1.1945, Hạm đội Đại Tây Dương của Mỹ lập 2 lực lượng bảo vệ bờ biển, với tên gọi Lực lượng rào chắn 1 và Lực lượng rào chắn 2. Mỗi lực lượng có 2 tàu sân bay hộ tống, mỗi chiếc có thể mang theo 24 máy bay tuần tra, và hơn 20 chiến hạm chống tàu ngầm (DE), tương đương với tàu hộ vệ hiện đại. Tư lệnh hạm đội Jonas Ingram cảnh báo trong vài tháng tới sẽ có 6 tàu ngầm Đức tiến hành các cuộc tấn công bằng “bom robot”. Đến tháng 3, khối Đồng minh chặn được một thông điệp từ Chuẩn đô đốc Đức Eberhard Godt với nội dung điều 7 tàu ngầm tầm xa Type IX, thuộc nhóm tàu có biệt danh “Seewolf”, để “tấn công các mục tiêu ở khu vực bờ biển Mỹ”. Từ thông điệp này cùng một số thông tin tình báo khác, hải quân Mỹ tin rằng phát xít Đức sắp tiến hành một cuộc tấn công bằng tàu ngầm tên lửa nên bắt đầu hành động, triển khai Chiến dịch Teardrop và thiết lập tuyến lưu thông cho tàu thương mại để tránh vùng chiến sự. Đến ngày 12.4, Lực lượng rào chắn 1 lập “tuyến rào chắn” dài gần 170 km từ bắc tới nam để săn lùng tàu ngầm phát xít Đức tiếp cận khu vực, với 12 chiếc DE canh chừng ở tuyến này và tàu sân bay hộ tống cùng một số tàu chiến khác đóng ở phía xa.
|
Điểm yếu chết người
Nhờ có thông tin tình báo của các nước đồng minh, hải quân Mỹ biết tàu ngầm Đức tiếp cận từ phía nào. Tàu ngầm Type IX của Đức có thể hoạt động dưới nước tối đa 16 tiếng đồng hồ với vận tốc khoảng 7,2 km/giờ trước khi hết pin. Do đó, tàu thường nổi lên mặt nước vào ban đêm để có thể chạy với vận tốc cao hơn nhiều và nạp pin, nhưng dễ bị phát hiện.
Vào ngày 15.4, tàu ngầm U-1235 của Đức bị radar phát hiện ngay sau nửa đêm tại khu vực nằm giữa bờ biển của Pháp và lãnh thổ tự trị Newfoundland (nay thuộc tỉnh bang Newfoundland và Labrador của Canada). Dù nhanh chóng lặn xuống, tàu U-1235 vẫn bị 2 chiến hạm Mỹ USS Stanton và USS Frost đánh chìm bằng súng cối chống ngầm Hedgehog. Chỉ vài giờ sau, một tàu ngầm khác của phát xít Đức, U-880, cũng bị tàu USS Frost đánh chặn trên mặt nước và bị pháo phòng không 40 mm lia ở tầm ngắn. Dù đã lặn xuống nước, nhưng U-880 vẫn bị tấn công ngay sau đó. Cả U-880 và U-1235 đều phát nổ, khiến toàn bộ thủy thủ thiệt mạng và củng cố nghi ngờ rằng 2 tàu này mang theo tên lửa. Sáu ngày sau, cũng vào khoảng nửa đêm, chiếc U-518 bị phát hiện và đánh chìm do trúng phải Hedgehog được phóng từ 2 chiến hạm USS Neal Scott và USS Carter.
tin liên quan
Tàu ngầm mini Hoàng Sa chạy thử thành côngGiới chức Mỹ vẫn tin rằng nhiều tàu ngầm Đức vẫn đang bí mật tiến về bờ Đông để tấn công bằng tên lửa, dù ông Just và thuộc cấp không cung cấp bất kỳ thông tin nào có thể xác nhận khả năng này. Do vậy, Lực lượng rào chắn 2 được bổ sung thêm một tàu sân bay hộ tống, tiếp tục tuần tra khu vực rộng lớn hơn. Đến sáng 5.5, chiến hạm Mỹ USS Farquhar phát hiện chiếc U-881 đang lặn và lập tức tấn công tàu này bằng bom chìm. Đó là chiếc tàu ngầm Đức cuối cùng bị hải quân Mỹ đánh chìm trong Thế chiến 2.
Phát hiện bất ngờ
Sau khi phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện vào ngày 8.5.1945, hải quân Mỹ phát hiện không có tàu ngầm nào thuộc đội Seewolf được trang bị tên lửa. Hải quân Đức điều nhóm tàu Seewolf hướng về bờ biển Mỹ nhằm giảm áp lực cho các hoạt động của tàu ngầm ở vùng biển châu Âu. Trước đó vào tháng 11.1944, hải quân Đức đã bắt đầu thiết kế hộp phóng cho tên lửa đạn đạo V-2, có thể được tàu ngầm kéo tới vùng biển ngoài khơi bờ Đông của Mỹ để tấn công New York. Dự án đó được thực hiện chưa tới đâu thì phát xít Đức sụp đổ. Ngoài ra, phát xít Đức cũng không có bất kỳ tàu ngầm nào có khả năng phóng tên lửa dẫn đường.
Nhờ có nhiều nguồn thông tin tình báo, chiến dịch Teardrop đã thành công trong việc đánh chìm 4 trong số 7 tàu ngầm thuộc Seewolf và một trong 3 tàu chi viện. Teardrop cho thấy hải quân Mỹ đã dùng lực lượng lớn để đối phó mối đe dọa tiềm tàng đối với lục địa nước này.
|
Bình luận (0)