Chiến lược chống Covid-19 của Tổng thống Biden

23/01/2021 08:19 GMT+7

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố một chiến lược phòng chống Covid-19 trong nước, đồng thời hỗ trợ kế hoạch toàn cầu ngăn chặn đại dịch và cung cấp vắc xin cho nước nghèo.

Tổng thống Biden ngày 22.1 ký 10 sắc lệnh nhằm thúc đẩy việc thực hiện chiến lược quốc gia chống Covid-19 mà ông đã công bố trước đó cùng ngày. Trong lúc ký các sắc lệnh, ông Biden cảnh báo số ca Covid-19 tử vong ở Mỹ có thể tăng từ hơn 400.000 hiện nay lên 500.000 trong tháng tới, nên cần phải hành động ngay. “Chúng ta đang ở trong tình trạng khẩn cấp quốc gia”, Tổng thống Biden nhấn mạnh, theo AFP.

Tổng thống Biden cam kết nỗ lực "như thời chiến" để ứng phó với Covid-19

Đảng Cộng hòa muốn ông Biden cứng rắn với Trung Quốc

Các nghị sĩ đảng Cộng hòa hôm qua gây áp lực và yêu cầu chính phủ Tổng thống Joe Biden (đảng Dân chủ) phải có biện pháp đáp trả mạnh mẽ hơn sau khi Trung Quốc ngày 20.1 tuyên bố cấm vận 28 cựu quan chức trong chính quyền người tiền nhiệm Donald Trump.
Trên Twitter, thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ Jim Risch cảnh báo Bắc Kinh đang thách thức quyết tâm của tân chính phủ trong việc duy trì chính sách cứng rắn hơn đối với Trung Quốc. “Đảng Cộng hòa và Dân chủ phải cùng nhau cho Bắc Kinh thấy rằng chúng ta sẽ không nản lòng trong việc bảo vệ lợi ích của Mỹ”, ông Risch nhấn mạnh.
Còn nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ Michael McCaul chỉ trích lệnh cấm vận là “nỗ lực trơ trẽn, vô căn cứ” để “bịt miệng và đe dọa” các quan chức vạch trần hành vi cưỡng bức, vi phạm nhân quyền của Bắc Kinh. Trước đó, người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Emily Horne chỉ trích lệnh cấm vận của Trung Quốc là vô ích và nhằm gây chia rẽ giữa các đảng chính trị ở Mỹ. Tuy nhiên, chính phủ ông Biden chưa đưa ra biện pháp đáp trả cụ thể.
Phúc Duy
Chiến lược quốc gia nói trên kêu gọi mở rộng việc xét nghiệm Covid-19, tăng tốc phân phối vắc xin và thực hiện hành động mới nhằm chuẩn bị ứng phó các mối đe dọa sinh học tương lai. Chiến lược này gắn kết với kế hoạch chi 1.900 tỉ USD mà ông Biden đã công bố hồi tuần trước để phòng chống đại dịch Covid-19, theo AP.
Chiến lược chống Covid-19 của Tổng thống Biden

Chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ đẩy mạnh chương trình tiêm vắc xin Covid-19

Ảnh: AFP

Cụ thể, chính phủ Mỹ sẽ lập một đội ứng phó Covid-19 cấp liên bang để điều phối các nỗ lực giữa các cơ quan và khôi phục một đội Nhà Trắng về những nguy cơ sức khỏe toàn cầu đã được lập dưới thời Tổng thống Barack Obama. Chiến lược còn kêu gọi tổ chức đều đặn các buổi cung cấp thông tin về tình hình Covid-19 do các nhà khoa học dẫn đầu.
Nhằm ngăn chặn đại dịch lây lan, Tổng thống Biden ký sắc lệnh yêu cầu người Mỹ đeo khẩu trang trong 100 ngày tới. Ông Biden cũng sẽ ký một sắc lệnh khác cho các cơ quan liên quan nhằm yêu cầu hành khách đeo khẩu trang trên máy bay, xe lửa và các phương tiện vận tải công cộng khác. Ông Biden nhấn mạnh đeo khẩu trang là “hành động yêu nước”. Ông còn nhấn mạnh ngoài việc trình kết quả xét nghiệm Covid-19 âm tính trước khi lên máy bay, những hành khách đến Mỹ bây giờ sẽ cần trải qua quá trình cách ly ngay sau khi máy bay hạ cánh, theo AFP.

Ông Biden hủy quyết định của ông Trump, Mỹ tiếp tục ở lại WHO

Bên cạnh đó, chiến lược của Tổng thống Biden còn kêu gọi gia tăng sản xuất vắc xin Covid-19 và tiêm loại vắc xin này. Ông Biden đã đặt mục tiêu 100 triệu người sẽ được tiêm vắc xin Covid-19 trong 100 ngày đầu nhậm chức. Giới chuyên gia hàng đầu của ông Biden cho rằng mục tiêu này có thể đạt được dù đến nay chỉ có 16,5 triệu người ở Mỹ được tiêm vắc xin Covid-19, theo AFP.

Cũng theo chiến lược trên, Mỹ sẽ tái gia nhập Tổ chức Y tế thế giới (WHO). Hồi giữa năm 2020, Tổng thống Mỹ khi đó Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi WHO với cáo buộc tổ chức này là “con rối của Trung Quốc”. Trưởng cố vấn y tế của ông Biden là chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm Anthony Fauci hôm qua cũng đã xác nhận Mỹ sẽ tiếp tục đóng góp cho ngân sách của WHO, theo AFP.
Ngoài ra, Mỹ sẽ hỗ trợ một kế hoạch toàn cầu chống Covid-19 và phân phối vắc xin Covid-19 cho những quốc gia nghèo, theo Reuters. Tổng thống Biden sẽ chỉ đạo ngoại trưởng, bộ trưởng y tế và dịch vụ nhân sinh Mỹ thông báo cho WHO và tổ chức Liên minh Vắc xin toàn cầu Gaviv về ý định của Washington tham gia cơ chế Covax, vốn nhằm đảm bảo phân phối công bằng bất kỳ vắc xin Covid-19 nào trong tương lai. Mục tiêu của Covax là cung cấp 2 tỉ liều vắc xin Covid-19 an toàn và hiệu quả đến cuối năm 2021.

Nhiều nước có thể đang "phí phạm" vắc xin Covid-19 ra sao?

Chính quyền Tổng thống Biden “sẽ tìm kiếm ngân sách từ quốc hội cho việc tăng cường, duy trì những nỗ lực này và sáng kiến đa phương khác liên quan cuộc chiến chống Covid-19”, theo chiến lược nói trên.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.