Chiến lược Phản đòn thứ ba của Mỹ: Mũi nhọn hải quân

22/02/2016 10:17 GMT+7

Các lãnh đạo của hải quân Mỹ lần lượt tiết lộ những chi tiết mới nhất về tương lai của lực lượng này trong khuôn khổ Chiến lược Phản đòn thứ ba.

Các lãnh đạo của hải quân Mỹ lần lượt tiết lộ những chi tiết mới nhất về tương lai của lực lượng này trong khuôn khổ Chiến lược Phản đòn thứ ba.

Tàu ACTUV chuẩn bị được thử nghiệm trong vài tháng nữa - Ảnh: Hải quân MỹTàu ACTUV chuẩn bị được thử nghiệm trong vài tháng nữa - Ảnh: Hải quân Mỹ
“Kế hoạch của hải quân Mỹ chủ yếu tập trung vào UUV (Thiết bị lặn không người lái), vũ khí trên mạng và EMW (Chiến tranh tác chiến điện từ)”, theo USNI dẫn lời Giám đốc Văn phòng nghiên cứu hải quân, Phó đô đốc Mat Winter.
Tàu săn ngầm ACTUV
Một đại diện nổi bật của kế hoạch trên chính là ACTUV (Tàu chống ngầm không người lái liên tục theo dấu), theo Fox News.
Trong một tuyên bố mới, Cơ quan Các dự án nghiên cứu quốc phòng hiện đại của Mỹ (DARPA) cho hay sẽ chạy thử lớp tàu săn ngầm không người lái ACTUV. Con tàu 140 tấn, dài 40 m, có biệt danh Sea Hunter, sẽ được hạ thủy vào tháng 4, theo tạp chí National Defense dẫn lời Phó giám đốc DARPA Steve Walker.
Sau khi rời cảng đóng tàu Vigor Shipyards ở Oregon, nó sẽ lập tức lên đường thực hiện sứ mệnh kéo dài suốt 18 tháng trên biển khơi nhằm thử nghiệm năng lực phát hiện và bám theo tàu ngầm địch trên các vùng biển rộng. Bên cạnh sứ mệnh săn ngầm, ACTUV còn đủ sức thực hiện nhiều sứ mệnh khác nhau, chẳng hạn như trinh sát, quét thủy lôi và cung cấp quân nhu cho các lực lượng trên biển. Trong quá trình thử nghiệm, DARPA sẽ hợp tác chặt chẽ với Văn phòng nghiên cứu hải quân và Bộ Chỉ huy các hệ thống không gian và hải quân chiến đấu.
Sự xuất hiện của dòng tàu ngầm diesel - điện, rất khó phát hiện và khó theo dõi, hiện là thách thức đáng kể đối với hải quân Mỹ. Để dễ so sánh, cá voi lưng gù còn di chuyển ồn ào hơn một số tàu ngầm thế hệ mới, trong khi giá tàu ngầm khá mềm (khoảng 250 triệu USD). Đáp án của DARPA chính là ACTUV, được thiết kế để trị những lớp tàu ngầm hoạt động cực êm này.
Sứ mệnh chủ chốt của con tàu là bám theo tàu ngầm đối thủ trong vùng nước cạn. Nó được thiết kế để tự mình hoạt động liên tục trong 60 đến 90 ngày mà không cần phải dựa vào hàng trăm thủy thủ như trên các con tàu bình thường. ACTUV có nhiệm vụ ghi nhận nhất cử nhất động diễn ra trong lòng biển trên đường nó đi qua để định vị tàu ngầm địch, và dẫn đường cho các tàu hải quân Mỹ đến tiêu diệt tàu địch.
Chi phí vận hành ACTUV được dự kiến vào khoảng từ 15.000 đến 20.000 USD/ngày, theo tạp chí Sea Magazine dẫn lời Scott Littlefield, Giám đốc chương trình Văn phòng công nghệ chiến thuật DARPA. Để dễ so sánh, tàu khu trục ngốn khoảng 700.000 USD/ngày. Bên cạnh chi phí thấp, các lợi thế khác của ACTUV bao gồm “trọng tải lớn và bền bỉ hơn hẳn thiết bị nổi không người lái phóng từ tàu, năng lực thu phóng từ cầu cảng, và loại bỏ nhu cầu phải tích hợp hệ thống với tàu khác”.
Ưu thế về UUV
Trong lúc ACTUV chuẩn bị chuyến du hành đầu tiên, Phó đô đốc Winter tập trung sự chú ý vào nỗ lực UUV, dự án đóng vai trò cốt lõi của hải quân Mỹ trong thời gian tới, và cũng là mảng nghiên cứu kết hợp hai nội dung quan trọng của chiến lược mới là công nghệ robot và chiến tranh dưới nước.
Vô số tàu ngầm robot cỡ nhỏ, hoạt động tầm ngắn đã được bổ sung cho Hạm đội 5 đóng quân tại Bahrain nhằm đối phó nguy cơ Iran rải thủy lôi ở vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, Thứ trưởng Quốc phòng Bob Work đang kêu gọi chế tạo những UUV lớn hơn, hoạt động tầm xa hơn, có thể tự động vận hành mà không cần sự can thiệp của con người, theo trang Breaking Defense. Bên cạnh năng lực dò quét thủy lôi, chúng có thể mang theo vũ khí, như đầu đạn, để thuận tiện xử lý những mối đe dọa trong lòng biển.
Một đại diện của lớp tàu mới là Phương tiện lặn không người lái đường kính lớn (LDUUV) chuẩn bị được triển khai vào hè này trong cuộc du hành từ San Diego đến San Francisco nhằm thử nghiệm khả năng di chuyển trong vùng biển mở và kiểm tra sức bền của pin nhiên liệu ô xít rắn thế hệ mới.
Phó đô đốc Winter cũng đề cập đến lĩnh vực tác chiến điện từ (EMW), theo đó, “EMW sẽ thay đổi hoàn toàn năng lực của chúng ta trong môi trường chống tiếp cận, đánh lạc hướng sẽ hết sức cần thiết trong các trận chiến quyết tử”.
Văn phòng nghiên cứu hải quân đã cung cấp những sản phẩm thực tế, cho phép giới tư lệnh “hiểu rõ và phân loại kỹ lưỡng quang phổ điện tử phát xạ trong lúc điều quân và có thể điều chỉnh, thao túng quang phổ đó” nhằm đánh lừa hoặc che giấu hành tung trước mắt địch.
Hải quân Mỹ vốn là binh chủng sở hữu năng lực hiện đại nhất trong lĩnh vực phá sóng điện tử và đánh lạc hướng. Do vậy, việc duy trì ưu thế này là một phần đặc biệt quan trọng trong chiến lược mới của Lầu Năm Góc.
Cải tiến triệt để tàu chiến
Theo tạp chí National Interest, các lớp tàu chiến nổi thế hệ kế tiếp của Mỹ sẽ được phát triển với công nghệ thông tin được tích hợp vào tận cốt lõi của thiết kế con tàu, bắt đầu từ việc thay đổi thiết kế thân tàu.
Mặc dù các thế hệ chiến hạm hiện tại của hải quân Mỹ như tàu tuần dương lớp Ticonderoga, tàu khu trục lớp Arleigh Burke sử dụng công nghệ thông tin kỹ thuật số, nhưng chúng được thiết kế vào thời điểm công nghệ không tiến bộ thần tốc như hiện nay.
Vì vậy, lớp tàu chiến thay thế sẽ được thiết kế để có thể nhanh chóng bắt kịp những thay đổi nhanh như chớp của công nghệ. “Đó sẽ là phần chủ chốt trong thế hệ tàu chiến kế tiếp”, theo Đô đốc John Richardson, Tham mưu trưởng hải quân Mỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.