Những hình ảnh cho thấy người dân Kherson chào đón bộ binh Ukraine vào sáng 11.11 (giờ địa phương) |
chụp từ twitter |
Nga hoàn tất việc triệt thoái
Trong buổi cung cấp tin hằng ngày, Bộ Quốc phòng Nga thông báo toàn bộ lực lượng và thiết bị quân sự đã được chuyển sang bờ đông của sông Dnipro. Việc triệt thoái được hoàn tất vào 9 giờ sáng 11.11 (giờ Việt Nam).
Nga đã hoàn thành việc rút quân trong chưa đầy 2 ngày kể từ khi Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu ra lệnh triệt thoái khỏi bờ tây sông Dnipro, bao gồm thành phố Kherson, và chuyển sang bờ đông.
Xem nhanh: Ngày 260 chiến dịch, Nga rút hết khỏi thủ phủ Kherson, phá cầu huyết mạch, Mỹ bơm tiếp vũ khí cho Ukraine |
Bên cạnh đó, Điện Kremlin nhấn mạnh việc rút quân không thay đổi “hiện trạng” của khu vực. Nga đã tiến hành sáp nhập vùng Kherson vào đầu tháng 10.
Điện Kremlin khẳng định Kherson vẫn thuộc Nga |
reuters |
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho hay việc triệt thoái là quyết định của Bộ Quốc phòng Nga và ông “không có gì cần bổ sung”. Theo ông Peskov, Nga tiếp tục cam kết hoàn tất những mục tiêu cần đạt được trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Và do quan điểm hiện tại của chính quyền Kyiv, hòa đàm là vô phương diễn ra.
Cờ Ukraine ở quảng trường trung tâm thành phố |
Tờ The Guardian dẫn nguồn thạo tin ước tính Nga đóng khoảng 20.000 quân ở bờ tây trước khi rút quân.
Những hình ảnh trên mạng xã hội từ Kherson cho thấy bộ binh Ukraine đã tiến vào thành phố.
Ảnh chụp cho thấy cầu Antonivskiy sập đoạn giữa |
Cầu sập sau khi Nga rút quân
Vài giờ trước thông báo của Bộ Quốc phòng Nga về việc hoàn thành rút quân, Reuters đưa tin cầu Antonivskiy đã sập. Đây là cây cầu lân cận duy nhất nối liền hai bờ sông Dnipro, giữa thành phố Kherson và bờ đông nơi Nga tập kết quân.
Chưa rõ nguyên nhân cầu Antonivskiy bị sập. Cây cầu tiếp theo băng qua sông Dnipro cách thành phố Kherson hơn 70 km.
Nga phá sập cầu chiến lược sau khi đã rút hết quân khỏi Kherson? |
Ngày 11.11, quân đội Ukraine cho biết lực lượng Nga cài mìn dọc theo các tuyến đường bộ và phá hủy những cơ sở hạ tầng then chốt trong lúc rút quân, theo ông Oleksandr Shtupun, người phát ngôn Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine.
Trong khi đó, quân đội Ukraine vẫn tiếp tục chiến dịch phản công hướng về thành phố Kherson.
Giá lương thực tăng kỷ lục
Chi phí nhập khẩu lương thực trên toàn cầu đang trên đà chạm ngưỡng kỷ lục mới là 2.000 tỉ USD vào năm 2022, tăng 10% so với năm ngoái và cao hơn dự kiến, theo Reuters dẫn báo cáo Food Outlook của Tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO).
Giá thực phẩm tăng giá đồng loạt lên mức kỷ lục vào tháng 3 sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Bức tranh toàn cảnh về tình hình lương thực vẫn chưa khả quan, và những nước nghèo đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xuất khẩu dầu, khí đốt Nga tăng mạnh |
“Hiện có những dấu hiệu báo động về an ninh lương thực”, FAO cảnh báo.
Giá lương thực tăng vọt đã khiến số lượng nhập khẩu ở các nước thu nhập giảm 10% trong năm nay so với năm trước đó.
Về khía cạnh các nguồn đầu vào nông nghiệp như phân bón, FAO cho biết chi phí nhập khẩu toàn cầu dự kiến sẽ tăng gần 50% trong năm 2022 lên 424 tỉ USD. Xu hướng này buộc một số nước phải cắt giảm số lượng mua và sử dụng ít phân bón hơn.
Cũng trong ngày 11.11, một người phát ngôn Liên Hiệp Quốc cho biết cuộc thương thuyết giữa phái đoàn Nga và Liên Hiệp Quốc về sáng kiến xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen đã bắt đầu ở Geneva (Thụy Sĩ).
Xem thêm tình hình chiến sự:
- Chiến sự ngày 255: Iran thừa nhận gửi UAV cho Nga, Ukraine phản ứng mạnh
- Chiến sự ngày 254: Ông Putin lên tiếng về Kherson giữa lúc Ukraine lo mắc bẫy
- Chiến sự ngày 253: Nga hạ cờ, rút khỏi Kherson?
- Chiến sự ngày 252: Nga cam kết ngăn chiến tranh hạt nhân
- Chiến sự ngày 251: Nga đánh chặn 200 rốc két HIMARS, Mỹ cung cấp NASAMS cho Ukraine
Bình luận (0)