Chiến sự ngày 350: Tổng thống Ukraine công du châu Âu tìm kiếm chiến đấu cơ

09/02/2023 06:30 GMT+7

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến Anh, Pháp và Bỉ nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ máy bay chiến đấu đối phó lực lượng Nga.

Chiến sự ngày 350: Tổng thống Ukraine công du châu Âu tìm kiếm chiến đấu cơ - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky gặp vua Charles III tại Điện Buckingham vào ngày 8.2 trong chuyến công du châu Âu

REUTERS

Sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết duy trì sự ủng hộ cho Ukraine trong thông điệp liên bang, văn phòng Thủ tướng Anh thông báo Tổng thống Volodymyr Zelensky đến London trong ngày 8.2.

Trong chuyến công du nước ngoài thứ hai kể từ khi chiến sự nổ ra ngày 24.2.2022, ông Zelensky thăm các binh sĩ Ukraine tham gia huấn luyện với lực lượng Anh. Thủ tướng Rishi Sunak dự kiến sẽ mở rộng chương trình đào tạo bao gồm khâu đào tạo phi công lái tiêm kích và lính thủy đánh bộ.

Xem nhanh: Ngày 349 chiến dịch, Nga-Ukraine nói tổn thất nặng; robot sẽ 'đấu' xe tăng?

"Chuyến thăm Anh của Tổng thống Zelensky là lời chứng cho sự dũng cảm, kiên định và cuộc đấu tranh của Ukraine, và là minh chứng cho tình hữu nghị không thể bị phá vỡ giữa hai nước", tờ The Guardian dẫn phát biểu của Thủ tướng Sunak.

Sau cuộc gặp, ông Sunak chỉ đạo Bộ trưởng Quốc phòng Ben Wallace xem xét loại máy bay chiến đấu nào mà Anh có thể cung cấp cho Ukraine. Vua Charles đã tiếp kiến ông Zelensky ở Điện Buckingham trong khuôn khổ chuyến thăm.

Anh đã tổ chức huấn luyện cho 10.000 lính Ukraine trong vòng 6 tháng qua và sẽ tăng thêm 20.000 người trong năm nay.

Trước đó cùng ngày, trong thông điệp liên bang, Tổng thống Biden hứa hẹn sẽ tiếp tục ủng hộ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. "Chúng tôi (người Mỹ) sẽ sát cánh với Ukraine đến cùng", Reuters dẫn lời ông Biden.

Theo Reuters dẫn nguồn từ giới chức Pháp, sau khi đến London, Tổng thống Zelensky sẽ đến Paris (Pháp) để gặp Tổng thống Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz tại Paris, trước khi đến Bỉ.

Tổng thống Ukraine kêu gọi Pháp, Đức giúp xoay chuyển tình thế bằng vũ khí tầm xa

Trong một diễn biến khác, The Guardian dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết các nước phương Tây có thể gửi xe tăng chiến đấu Leopard 2 cho Ukraine trong 3 hoặc 4 tháng đầu năm nay.

Phát biểu khi thăm Ba Lan, ông cho biết phương Tây có thể cung cấp khoảng 31 xe tăng cho Kyiv.

Xem thêm: Mỹ tiếp tục ủng hộ Ukraine, ông Zelensky đến London

ISW: Nga chuẩn bị cho chiến dịch mới ở Donbass

Chuyến công du châu Âu của ông Zelensky diễn ra vào thời điểm Nga bổ sung hàng chục ngàn lính động viên đến Ukraine, với mục tiêu chọc thủng các tuyến phòng thủ của đối phương ở miền đông nước này.

Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW, trụ sở Washington D.C) nhận định rằng Nga đang thúc đẩy chiến dịch tấn công ở Donbass dù thiếu năng lực tác chiến đáng kể tại đây. Đó là lý do ISW cho rằng lực lượng Nga chỉ có thể tiến quân thêm vài trăm mét mỗi tuần kể từ đầu tháng 1 đến nay.

Còn theo Bộ Quốc phòng Anh, đà tiến chậm chạp này do Nga thiếu đạn dược và các đơn vị cơ động phù hợp.

Tổng thống Ukraine kêu gọi Anh cung cấp máy bay chiến đấu

Bên cạnh đó, văn phòng Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết các nỗ lực của Nga tập trung vào những cuộc tấn công gần Kupiansk (tỉnh Kharkiv) và Lyman, Bakhmut, Avdiivka, Novopavlivka (Donetsk).

Cùng ngày, ông Oleksiy Danilov, Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Ukraine, nhận định rằng cuộc tấn công sắp tới của Nga có thể bao gồm các nỗ lực tiến tới kiểm soát những thành phố như Kharkiv hoặc Zaporizhzhia, các trung tâm đô thị mà Nga chưa bao giờ kiểm soát được kể từ khi phát động chiến dịch.

Tàu chiến Mỹ áp sát biển Đen

Theo tờ Stars and Stripes ngày 7.2, tàu khu trục USS Nitze của Mỹ vừa ghé thăm căn cứ hải quân Golcuk của Thổ Nhĩ Kỳ, nằm ngay cửa ngõ vào eo biển Bosphorus dẫn vào biển Đen.

Đây là tàu chiến Mỹ tiến gần biển Đen nhất từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào ngày 24.2.2022. Bốn ngày sau, Thổ Nhĩ Kỳ chính thức cấm tàu chiến đi qua eo biển Bosphorus. Từ đó, chỉ có các tàu chiến có căn cứ tại biển Đen, gồm các tàu của Bulgaria, Georgia, Nga, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine mới có thể đi qua eo biển này.

Trọng lượng của xe tăng NATO có thể gây ra vấn đề ở Ukraine

Xem thêm: Tàu chiến Mỹ lần đầu tiến sát biển Đen kể từ xung đột Nga – Ukraine

Tranh cãi vụ nổ đường ống Nord Stream

Hãng Reuters ngày 8.2 đưa tin Nhà Trắng bác bỏ thông tin của một nhà báo điều tra nổi tiếng người Mỹ cho rằng Washington đứng sau những vụ nổ đường ống dẫn khí Nord Stream là "hoàn toàn sai và hư cấu".

Nhà báo Seymour Hersh trước đó cho rằng cuộc tấn công diễn ra theo chỉ đạo của Tổng thống Joe Biden.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Adrienne Watson và một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ đều bác bỏ thông tin trên.

Đường ống là dự án hạ tầng nhiều tỉ USD nhằm chuyển khí thiên nhiên từ Nga sang Đức qua biển Baltic.

Đan Mạch và Thụy Điển, nơi có lãnh hải xảy ra các vụ nổ, đều kết luận rằng những vụ nổ là cố ý, nhưng không nhận định khả năng ai là thủ phạm.

Nhà báo điều tra thảm sát Mỹ Lai nói Mỹ phá hoại Nord Stream, Washington phủ nhận

Mỹ và NATO đều gọi đó là "hành vi phá hoại", còn Moscow chỉ trích phương Tây về những vụ nổ không giả thích được, nhưng không cung cấp chứng cứ.

Vũ khí tầm xa Mỹ hứa cung cấp cho Ukraine

Mỹ đã thông báo sẽ cung cấp vũ khí tầm xa mới cho Ukraine có tên là Bom đường kính nhỏ phóng từ mặt đất (GLSDB). Khi được chuyển giao, vũ khí này sẽ giúp mở rộng tầm tấn công cho quân đội Ukraine lên gấp đôi, theo Reuters.

Nếu hoạt động như quảng cáo, GLSDB sẽ giúp Ukraine tấn công các mục tiêu ở Crimea và phần lớn vùng Donbass với độ chính xác cao. Hiện giờ, loại rốc két xa nhất của quân đội Ukraine là loại rốc két M31 dẫn đường bằng Hệ thống định vị toàn cầu (GPS) với tầm bắn khoảng 80 km. Rốc két này có thể được phóng từ Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) M142 cũng như Hệ thống rốc két phóng loạt (MLRS) M270.

Mỹ đồng ý bán HIMARS và tên lửa tầm xa cho Ba Lan

GLSDB có thể được lập trình để tiếp cận mục tiêu từ bất kỳ hướng nào và theo nhiều góc độ, khiến nó khó bị đánh chặn. Bên cạnh đó, khả năng này còn giúp loại vũ khí có thể tấn công các mục tiêu ẩn sau một ngọn núi hoặc trong một thung lũng hẹp, theo tờ Kyiv Post. Hơn nữa, GLSDB còn được trang bị công nghệ để không bị ảnh hưởng từ việc gây nhiễu của đối phương.

Xem thêm: Vũ khí tầm xa Ukraine sắp nhận uy lực đến đâu?

Mỹ bán HIMARS cho Ba Lan

Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn hợp đồng vũ khí trị giá 10 tỉ USD cho Ba Lan. Các vũ khí được bán gồm có 18 Hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS), 45 tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) và hơn 1.559 rốc két GMLRS (Hệ thống phóng rốc két đa nòng dẫn đường), theo Reuters.

Tên lửa ATACMS có tầm bắn lên đến gần 300 km trong khi GMLRS có tầm bắn khoảng 70 km. Mỹ đã cung cấp GMLRS cho Ukraine nhưng chưa đồng ý cung cấp ATACMS. Nếu Ba Lan muốn chuyển tên lửa này cho Ukraine thì cũng cần có sự đồng ý của Mỹ. Hệ thống HIMARS có thể mang theo hộp phóng chứa 6 quả GMLRS hoặc một quả ATACMS.

Vì sao xe tăng M1 Abrams có thể thành gánh nặng cho Ukraine?

Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Mariusz Blaszczak viết trên Twitter rằng các bên đang bước vào giai đoạn thương lượng giá nhưng tự tin là lực lượng pháo binh Ba Lan sắp được tăng cường sức mạnh.

Xem thêm: Mỹ đồng ý bán HIMARS và tên lửa tầm xa cho Ba Lan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.