Họ nói gì?
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 9.7 nói rằng nước này không nên "ngăn cản" Mỹ gửi bom chùm cho Ukraine, trong khi vẫn bảo vệ lập trường phản đối của Berlin đối với việc sử dụng loại vũ khí gây tranh cãi.
"Lập trường của Đức phản đối việc sử dụng bom chùm vẫn luôn chính đáng nhưng trong tình hình hiện tại, chúng ta không thể ngăn cản Mỹ", ông Steinmeier cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ZDF của Đức, theo AFP.
Xem nhanh: Xung đột Nga-Ukraine ngày 500 có gì nóng?
Theo Tổng thống Đức, nếu Ukraine không còn phương tiện để tự vệ hoặc nếu những bên ủng hộ nước này thoái lui, thì "đó sẽ là sự kết thúc của Ukraine".
Quyết định của chính phủ Mỹ về việc gửi bom chùm cho Ukraine đã gây ra tranh cãi khi nhiều đồng minh thân cận nhất của Washington đều đang tham gia một công ước cấm vũ khí này. Pháp và Anh đã phản đối việc sử dụng bom chùm, nhưng cũng nói họ hiểu quyết định của Mỹ trong nỗ lực giúp đỡ Ukraine.
Hôm 7.7, một phát ngôn viên của chính phủ Đức nói Berlin tin quyết định gửi bom chùm của Mỹ đã không được đưa ra một cách nhẹ nhàng và nhắc đến việc Nga đã sử dụng những vũ khí như vậy trên lãnh thổ Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 9.7 kêu gọi Ukraine không sử dụng bom chùm mà Mỹ sẽ cung cấp. "Người Ukraine sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm lớn nhất này trong nhiều năm hoặc thậm chí hàng trăm năm nếu bom chùm được sử dụng ở các khu vực mà Nga kiểm soát ở Ukraine", ông Hun Sen viết trên Twitter ngày 9.7, theo AFP.
Mỹ, Nga nói gì xoay quanh quyết định viện trợ đạn chùm cho Ukraine?
Cùng ngày, các nhà lập pháp đảng Dân chủ ở Mỹ, bao gồm thượng nghị sĩ Tim Kaine và hạ nghị sĩ Barbara Lee, đã bày tỏ lo ngại về việc Washington sắp gửi bom chùm cho Ukraine, kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden suy nghĩ lại về quyết định này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan rằng việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kyiv là hành động "hủy diệt", theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Nga sau cuộc điện đàm giữa hai bộ trưởng ngày 9.7, TASS đưa tin.
Tổng thống Ukraine hy vọng vào hội nghị NATO
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 9.7 bày tỏ hy vọng về "kết quả tốt nhất có thể" từ hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, giữa lúc Kyiv mong chờ một tín hiệu rõ ràng rằng một ngày nào đó họ có thể gia nhập liên minh.
Sau khi gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ở Lutsk, miền tây Ukraine, ông Zelensky cho biết hai người đã thảo luận về hội nghị NATO sắp diễn ra ở thủ đô Vilnius của Lithuania trong 2 ngày 11-12.7 và đồng ý "làm việc cùng nhau để đạt được kết quả tốt nhất có thể cho Ukraine".
Ba Lan là một trong những thành viên NATO ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất và cho biết họ muốn nhìn thấy cam kết "đảm bảo an ninh" cho Ukraine từ các thành viên NATO khác.
Ông Zelensky cho biết ông không kỳ vọng Ukraine sẽ thực sự gia nhập NATO cho đến sau khi chiến sự kết thúc, nhưng ông hy vọng hội nghị ở Vilnius sẽ thể hiện "tín hiệu rõ ràng" về ý định đưa Ukraine vào liên minh.
NATO tập trung quân bảo vệ hội nghị thượng đỉnh quan trọng
Tổng thống Biden đã lên đường đến châu Âu để tham dự hội nghị của NATO. Ông cũng sẽ ghé Anh và Phần Lan trong chuyến đi kéo dài 5 ngày, với chương trình nghị sự được cho là sẽ xoay quanh chiến sự ở Ukraine và tương lai của NATO, đặc biệt là việc kết nạp thành viên mới.
Trả lời Đài CNN trước khi khởi hành, ông Biden nói ông hy vọng các nhà lãnh đạo liên minh quân sự sẽ "vạch ra một con đường hợp lý để Ukraine có thể hội đủ điều kiện gia nhập NATO". Ông cũng cho rằng việc kết nạp Ukraine vào liên minh bây giờ có nghĩa là "chiến tranh với Nga" vì NATO cam kết phòng thủ tập thể.
Nga tuyên bố bắn rơi 4 tên lửa
Các quan chức Nga cho biết các hệ thống phòng không của nước này đã bắn hạ 4 tên lửa hôm 9.7, bao gồm một tên lửa bay qua bán đảo Crimea và ba tên lửa bay qua 2 tỉnh giáp Ukraine của Nga là Rostov và Bryansk.
Ông Sergei Aksyonov, thống đốc được Nga bổ nhiệm tại Crimea, cho biết một tên lửa hành trình đã bị bắn hạ gần thành phố Kerch trên bán đảo Crimea mà không gây ra bất kỳ thiệt hại hay thương vong nào, theo TASS. Ông không nói rõ tên lửa được phóng đi từ đâu.
Tổng thống Ukraine đưa các chỉ huy cố thủ nhà máy thép Azovstal "về nhà", Nga phản ứng
TASS cũng dẫn lời Thống đốc Vasily Golubev của tỉnh Rostov cho hay, trong một sự vụ khác, lực lượng phòng không đã bắn hạ một tên lửa của Ukraine tại tỉnh này. Trong khi đó, theo ông Alexander Bogomaz, Thống đốc tỉnh Bryansk, quân đội Nga đã bắn hạ hai tên lửa Ukraine. Ông Bogomaz nói một xưởng cưa đã bị phá hủy hoàn toàn do một trong những quả tên lửa rơi xuống.
Moscow thường xuyên cáo buộc Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Kyiv đã phủ nhận điều này, nói rằng họ chỉ tiến hành phòng thủ trên lãnh thổ của chính mình.
Hồi tháng 10.2022, một vụ nổ lớn xảy ra trên cầu Crimea nối miền nam Nga với bán đảo Crimea làm gãy vài nhịp cầu và cháy nhiều toa của một đoàn tàu di chuyển song song. Các quan chức Ukraine hoan nghênh vụ nổ nhưng không tuyên bố nhận trách nhiệm.
Tuy nhiên, trong bài viết điểm lại 12 thành tích của Ukraine sau 500 ngày xung đột, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar viết: "273 ngày trước, chúng ta đã thực hiện một đợt tấn công đầu tiên vào cầu Crimea nhằm cắt đứt đường hậu cần của Nga". Đây được coi là lời thừa nhận rõ ràng nhất của Ukraine liên quan trách nhiệm đối với vụ việc.
Nga bác bỏ thông tin có đối thoại bí mật với Mỹ về Ukraine
Cũng trong ngày 9.7, Tư lệnh Lục quân Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết nước này đang tiến lên ở Bakhmut trong khi lực lượng của Nga "mắc kẹt" ở nhiều vị trí, theo The Guardian.
Bình luận (0)