Lực lượng quân sự tỉnh Luhansk thuộc miền đông Ukraine ngày 28.5 khẳng định lực lượng Nga nã pháo dồn dập vào thành phố Severodonetsk, thành trì lớn cuối cùng còn nằm trong sự kiểm soát của lực lượng Ukraine trong tỉnh này, theo CNN. Lực lượng Ukraine đang chiến đấu để ngăn chặn Nga bao vây binh sĩ Ukraine phòng thủ ở Severodonetsk, trong lúc lực lượng Nga tiến quân từ nhiều hướng.
Quân nhân Ukraine cùng xe chiến đấu bọc thép gần một tiền tuyến ở tỉnh Donetsk, thuộc miền đông Ukraine ngày 28.5 |
Reuters |
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Nga ngày 28.5 tuyên bố rằng “dựa trên sự phối hợp của các đơn vị thuộc “Cộng hòa Nhân dân Donetsk” tự xưng và lực lượng vũ trang Nga, thành phố Lyman được “giải phóng hoàn toàn”. Lyman nằm giữa Severodonetsk và trung tâm hành chính Kramatorsk của miền đông Ukraine.
Bộ Quốc phòng Nga còn tuyên bố lực lượng nước này đã dùng tên lửa phá hủy các cứ điểm chỉ huy ở Bakhmut và Soledar. Đây là hai thị trấn nằm trên tuyến đường quan trọng dẫn đến Lysychansk và Severodonetsk.
Nga tăng cường tấn công, Ukraine nhận tên lửa Harpoon từ Mỹ |
https://www.youtube.com/watch?v=kXzYYO6RiwQ |
Xem thêm: Ukraine thừa nhận mất thành phố quan trọng vào tay Nga
Lực lượng Nga nã pháo ở Mykolaiv, Kherson?
Hội đồng tỉnh Mykolaiv thuộc tây nam Ukraine ngày 28.5 khẳng định thành phố cảng cùng tên bị lực lượng Nga nã pháo, theo CNN. Mykolaiv hiện do Ukraine kiểm soát, nhưng thành phố này cách không xa những tuyến giao tranh giữa các lực lượng Ukraine và Nga.
Mykolaiv nằm cách thành phố Kherson khoảng 60 km. Kherson bị lực lượng Nga kiểm soát không lâu sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Tỉnh trưởng Kherson Hennadiy Laguta ngày 27.5 nói rằng các lực lượng Nga đang củng cố và nã pháo vào những khu vực còn nằm trong sự kiểm soát của Ukraine mỗi ngày, theo CNN. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga.
Chiến thuật "vạc hầm" mới của Nga đang buộc quân Ukraine phải rút lui, đầu hàng hoặc bị tiêu diệt? |
Xem thêm: Chính quyền thân Moscow ở Kherson đề nghị Nga lập căn cứ, tổng thống Ukraine cảnh báo
Máy bay tiêm kích MiG-29 bắn hạ chiến đấu cơ Su-35 của Nga?
Không quân Ukraine tuyên bố một trong số máy bay tiêm kích MiG-29 của lực lượng này đã bắn hạ một chiến đấu cơ Su-35 của Nga trên bầu trời tỉnh Kherson vào ngày 27.5.
Không quân Ukraine thông báo trên Facebook rằng “vào lúc 2 giờ chiều (ngày 27.5), một chiến đấu cơ MiG-29 của Không quân thuộc Các lực lượng vũ trang Ukraine đã bắn hạ một chiến đấu cơ Su-35 của Nga trên bầu trời ở tỉnh Kherson”, theo CNN.
Nga chưa bình luận.
Giới chức Mỹ cho rằng tuy phi đội MiG-29 của Ukraine đang “lão hóa”, số phụ tùng do các nước khác cung cấp cho phép không quân Ukraine có thêm chiến đấu cơ này so với trước khi Nga phát động chiến dịch quân sự vào ngày 24.2.
Xem thêm: Ukraine tuyên bố máy bay tiêm kích MiG-29 bắn hạ chiến đấu cơ Su-35 của Nga
Điện đàm với lãnh đạo Pháp, Đức, Tổng thống Putin tiếp tục cảnh báo phương Tây không vũ trang Ukraine |
Ông Putin cảnh báo về việc cung cấp vũ khí cho Ukraine
Ngày 28.5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Điện Kremlin cho hay trong cuộc điện đàm, ông Putin khẳng định Moscow sẵn sàng tiếp tục các cuộc hòa đàm với Kyiv, theo TASS.
Cũng trong cuộc điện đàm nói trên, Tổng thống Putin cảnh báo rằng việc phương Tây tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine là “nguy hiểm”, có nguy cơ gây thêm bất ổn cho tình hình ở Ukraine, theo AFP.
Về phần mình, hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức đề nghị Tổng thống Putin tổ chức “các cuộc đàm phán trực tiếp nghiêm túc” với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Hai nhà lãnh đạo Pháp và Đức còn thúc Tổng thống Putin đồng ý một lệnh ngừng bắn ngay lập tức và Nga rút quân khỏi Ukraine, theo CNN.
Hai ông Macron và Scholz còn đề nghị ông Putin dỡ phong tỏa cảng Odessa để cho phép ngũ cốc xuất khẩu của Ukraine đi qua biển Đen nhằm tránh một cuộc khủng hoảng lương thực thế giới, theo CNN dẫn tuyên bố từ văn phòng tổng thống Pháp.
Trong khi đó, Điện Kremlin lưu ý Nga sẵn sàng hỗ trợ tìm ra các lựa chọn để việc xuất khẩu ngũ cốc không bị cản trở, kể cả việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine từ các cảng ở biển Đen, theo TASS.
Xem nhanh: Chiến dịch của Nga ngày 94, Ukraine hy vọng gì trước thực tế Donbass? |
Trước đó vào ngày 27.5, Điện Kremlin đổ lỗi cho Ukraine vì đàm phán giữa hai nước bị đóng băng, nói rằng không rõ Kyiv muốn gì. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cáo buộc giới lãnh đạo ở Kyiv liên tục đưa ra "những tuyên bố mâu thuẫn khiến chúng tôi không thể hiểu đầy đủ về những gì phía Ukraine muốn".
Xem thêm: Anh có thể cho tàu chiến hộ tống Ukraine xuất khẩu lương thực
Nga ra cảnh báo với Mỹ
Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov mới đây cảnh báo rằng nguy cơ leo thang xung đột ở Ukraine sẽ gia tăng đáng kể nếu Mỹ cung cấp hệ thống phóng rốc két đa nòng tầm xa cho Kyiv.
Tờ The New York Times ngày 27.5 dẫn lời một số quan chức Mỹ tiết lộ chính quyền Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho việc cung cấp hệ thống phóng rốc két đa nòng cho Ukraine và thông báo liên quan có thể được đưa ra vào tuần tới. Theo đó, hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS M142) có thể nằm trong gói hỗ trợ quân sự mới dành cho Ukraine, cùng với lựu pháo 155 mm mà Washington đang cung cấp cho Kyiv.
Khi được yêu cầu bình luận về thông tin trên, Đại sứ Antonov nói rằng thông tin phải được xác minh trước và cho đến nay giới chức Mỹ chưa đưa ra thông báo chính thức nào. Tuy nhiên, ông Antonov bày tỏ hy vọng rằng “Washington sẽ không có bước đi khiêu khích như thế”, theo Đài RT. Đại sứ Antonov cho biết thêm ông và các đồng nghiệp từ Bộ Ngoại giao Nga đã nhiều lần cảnh báo với giới lãnh đạo Mỹ rằng việc “bơm vũ khí chưa có tiền lệ” cho Ukraine “làm gia tăng đáng kể nguy cơ leo thang xung đột”.
Ông Antonov còn nói rằng nếu thông tin từ báo chí Mỹ là chính xác, và Washington định gửi hệ thống phóng rốc két đa nòng M270 và HIMARS M142, quân đội Ukraine có khả năng tấn công các thành phố Nga, điều ông mô tả là không thể chấp nhận đối với Moscow.
Pháo phản lực phóng loạt Mỹ định gửi cho Ukraine có gì vượt trội? |
Ông Antonov còn nói rằng bằng cách cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine, Mỹ sẽ làm suy yếu triển vọng về hòa bình ở quốc gia Đông Âu này. Ông Antonov cảnh báo Washington ngày càng có liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine và tình trạng này có thể gây ra "những hậu quả không thể đoán trước đối với an ninh toàn cầu”. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Washington đối với cảnh báo của Đại sứ Antonov.
IAEA 'lo mất ngủ' về nhà máy điện hạt nhân lớn nhất Ukraine do Nga kiểm soát |
Xem thêm: Uy lực 'tên lửa khủng' mà Mỹ có thể sắp gửi cho Ukraine
Tây Ban Nha đưa thêm tên lửa, binh sĩ đến Latvia?
Tây Ban Nha đang gửi một khẩu đội tên lửa đối không và khoảng 100 binh sĩ cho sứ mệnh tăng cường hiện diện của NATO ở Latvia , theo báo El Pais hôm nay 28.5.
Số binh sĩ trên nâng số binh sĩ Tây Ban Nha đóng tại Latvia lên 600, theo El Pais. Cũng theo báo này, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha “có kế hoạch triển khai đến Latvia một khẩu đội tên lửa đối không NASAMS", khi NATO đang tăng cường hiện diện ở vùng Baltic, trong bối cảnh Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Sau khi thông tin trên được đưa ra, Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles phát biểu trên truyền hình: “Cam kết của chúng ta đối với NATO là tuyệt đối. Chúng ta hiện có binh sĩ ở Latvia và cả Lithuania, chúng ta có tàu ở Địa Trung Hải”.
Bình luận (0)