Phát biểu trong chương trình phát trực tiếp trên kênh TV Channel One ngày 18.5, Phó thủ tướng Nga Yury Borisov tuyên bố nước này đang sử dụng vũ khí laser trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, đặc biệt là hệ thống laser có khả năng tấn công mục tiêu cách xa 5 km, theo hãng tin TASS.
Pháo tự hành Ukraine băng qua một cánh đồng ở miền đông Ukraine ngày 17.5 |
AFP |
Ông Borisov khẳng định hệ thống vũ khí laser Zadira, hệ thống vũ khí laser mới nhất của Nga, mạnh hơn so với hệ thống Peresvet, vốn có khả năng vô hiệu hóa các vệ tinh do thám ở khoảng cách 1.500 km.
Cũng theo ông Borisov, hệ thống Zadira tập trung phá hủy mục tiêu ở cách xa 5 km và có khả năng bắn hạ nhiều loại máy bay không người lái. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Ukraine.
Nga khoe dùng vũ khí laser thế hệ mới "che mắt" vệ tinh, bắn hạ drone ở Ukraine |
Tình báo Ukraine: Vài đơn vị Nga từ chối chiến đấu
Trong khi đó, trang The Kyiv Independent ngày 18.5 đưa tin Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine nói rằng một số đơn vị thuộc Lữ đoàn súng trường cơ giới cận vệ số 70 của Nga đã công khai từ chối tham chiến ở Ukraine.
Cục Tình báo thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine còn nói rằng những quân nhân muốn trở về Nga đã bị đưa đến khu vực nguy hiểm nhất của cuộc xung đột. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga.
Hồi tháng 3, Reuters dẫn lời một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ cho hay có một số thông tin về việc tinh thần của một số đơn vị Nga tại Ukraine đang đi xuống khi cuộc chiến bước sang tuần thứ tư. Vị quan chức không nêu ra bằng chứng nào để chứng minh thông tin này.
Xem thêm: Binh sĩ Nga xuống tinh thần?
Mỹ cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine, lấy lý gì để tránh đụng độ Nga? |
Gần 1.000 binh sĩ Ukraine ở Azovstal đã đầu hàng?
Nga ngày 18.5 cho biết tổng cộng 959 binh sĩ Ukraine ở nhà máy thép Azovstal đã đầu hàng, tuy nhiên số phận của những binh sĩ này vẫn chưa rõ ràng.
Theo Reuters, Bộ Quốc phòng Nga ngày 18.5 thông báo rằng tổng cộng 959 binh sĩ Ukraine, trong đó 80 người bị thương, trong các boongke và đường hầm bên dưới nhà máy thép Azovstal ở thành phố Mariupol đã 'đầu hàng' kể từ ngày 16.5.
Xem thêm: Nga tuyên bố gần 1.000 binh sĩ Ukraine ở Azovstal đã 'đầu hàng'
Xem hình ảnh binh sĩ Ukraine rời khỏi Azovstal |
Ukraine: Binh sĩ Nga nhận tội sát hại dân thường
Một binh sĩ Nga bị cáo buộc sát hại dân thường ngày 18.5 đã nhận tội trong phiên tòa xét xử tội phạm chiến tranh đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine, theo AFP.
Khi được hỏi ở tòa án rằng liệu có nhận tội cho các cáo buộc, trong đó có tội ác chiến tranh và giết người có suy tính trước, hay không, bị cáo Vadim Shishimarin trả lời “có”. Nếu bị kết tội, Shishimarin có thể đối mặt tù chung thân, theo Reuters.
Trước đó vào ngày 11.5, Tổng công tố viên Iryna Venediktova của Ukraine thông báo trên Facebook về việc mở phiên tòa đầu tiên xử tội phạm chiến tranh và xác định danh tính của bị cáo là binh sĩ Nga Vadim Shishimarin (21 tuổi), thành viên Sư đoàn Xe tăng Cận vệ số 4.
Trong quá trình điều tra, giới chức Ukraine phát hiện Shishimarin vào ngày 28.2 đã sát hại một dân thường không vũ trang tại làng Chupakhivka thuộc tỉnh Sumy. Khi ấy, nạn nhân, 62 tuổi, đang dắt xe đạp trên đường.
Một lính Nga nhận tội bắn chết dân thường trong chiến sự Ukraine |
Xem thêm: Ukraine: Binh sĩ Nga nhận tội sát hại dân thường
Đức hỗ trợ cung cấp vũ khí hạng nặng cho Ukraine
Reuters ngày 18.5 dẫn thông báo từ Bộ Quốc phòng Đức cho hay nước này sẽ gửi cho CH Czech 15 xe tăng Leopard 2 theo một chương trình trao đổi mà Berlin muốn hỗ trợ các nước chuyển giao vũ khí hạng nặng thời Liên Xô cho Ukraine để hỗ trợ nước này chống Nga, theo Reuters. CH Czech còn sở hữu nhiều chiếc xe tăng thời Liên Xô mà các binh sĩ Ukraine quen sử dụng.
Hồi tháng trước, CH Czech được cho là trở thành quốc gia thành viên NATO đầu tiên gửi xe tăng T-72 và xe chiến đấu bộ binh BVP-1 cho Ukraine. Vào ngày 5.4, Đài truyền hình Cộng hòa Czech phát sóng bản tin cho thấy đoàn tàu chở theo 5 xe tăng và 5 xe chiến đấu được cho là đang trên đường đến Slovakia trước khi được chuyển sang Ukraine.
Xem thêm: Nước NATO đầu tiên cấp xe tăng cho Ukraine
Xem nhanh: Chiến dịch quân sự ngày 84, Nga-Ukraine tiếp tục giao tranh, không đàm phán |
Ukraine rút khỏi tiến trình đàm phán với Nga?
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18.5 nói các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine vẫn đang dậm chân tại chỗ, đồng thời tuyên bố Kyiv hoàn toàn không muốn tiếp tục các cuộc đàm phán đó.
"Các cuộc đàm phán đang không tiến triển và chúng tôi nhận thấy các nhà đàm phán Ukraine không muốn tiếp tục theo đuổi việc này", Reuters dẫn lời ông Peskov.
Hôm 17.5, hãng thông tấn Interfax dẫn lời Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Andrey Rudenko nói rằng Nga và Ukraine đang không tổ chức các cuộc đàm phán "dưới bất kỳ hình thức nào" và Kyiv "thực tế đã rút khỏi tiến trình đàm phán".
Xem thêm: Ukraine nói xung đột vào thế dai dẳng, Nga tố Anh, Mỹ làm bế tắc đàm phán
Nga hé lộ dự định tái thiết các vùng vừa kiểm soát được tại Ukraine |
Nga tuyên bố tài trợ tái thiết lãnh thổ “được giải phóng”
Hãng tin RIA ngày 18.5 dẫn lời Phó thủ tướng Nga Marat Khusnullin tuyên bố nước này sẽ tài trợ công trình tái thiết những vùng lãnh thổ ở Ukraine do lực lượng Nga kiểm soát và sẽ sửa các con đường kết nối với những khu vực đó với Nga. Ông Khusnullin còn tuyên bố rằng Nga đã “giải phóng” những khu vực đó.
Cũng theo ông Khusnullin, nhà máy Zaporizhzhia, nhà máy điện hạt nhân lớn nhất ở châu Âu, sẽ cung cấp điện cho Nga và cả Ukraine nếu Kyiv trả tiền. Binh sĩ Nga đã giành quyền kiểm soát nhà máy Zaporizhzhia từ Ukraine, theo Reuters.
Xem thêm: Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu ra sao sau 2 tháng Nga kiểm soát?
Moscow tố tình báo Mỹ “dụ dỗ” nhà ngoại giao Nga |
Chi tiêu quốc phòng Nga tăng vì chiến sự?
Chi tiêu quốc phòng của Nga đã tăng gần 40% trong 4 tháng đầu của năm 2022, theo dữ liệu do Bộ Tài chính Nga công bố ngày 18.5, khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang ngày thứ 84.
Số liệu cho thấy Nga đã chi 1.700 tỉ rúp (26,4 tỉ USD) cho quốc phòng từ tháng 1-4.2022, gần bằng phân nửa ngân sách dành cho cả năm 2022, 3.500 tỉ rúp, theo Reuters.
Chỉ trong tháng 4, Nga đã chi 628 tỉ rúp (9,7 tỉ USD) cho chi tiêu quân sự, tăng 128% so với tháng 4.2021. Bộ Tài chính Nga không bình luận về tình trạng chi tiêu quốc phòng tăng.
Phần Lan, Thụy Điển nộp đơn xin gia nhập NATO
Phần Lan và Thụy Điển ngày 18.5 chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO tại trụ sở của liên minh này ở Brussels, theo Reuters.
Các nhà ngoại giao cho hay việc phê chuẩn đơn xin gia nhập nói trên của các quốc hội của tất cả 30 quốc gia thành viên có thể mất một năm, theo Reuters.
“Việc nộp đơn mà quý vị tạo ra hôm nay là một bước lịch sử. Các đồng minh bây giờ sẽ xem xét những bước kế tiếp về con đường của quý vị đến NATO”, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg tuyên bố sau khi nhận đơn từ các đại sứ Phần Lan và Thụy Điển tại trụ sở NATO, theo AFP.
Thổ Nhĩ Kỳ ra yêu sách gì để cho Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO? |
Xem thêm: Phần Lan, Thụy Điển vừa chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO
Thổ Nhĩ Kỳ ra tay chặn Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO?
Thổ Nhĩ Kỳ vừa ngăn chặn quyết định ban đầu của NATO về việc giải quyết đề nghị của Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập liên minh này, theo tờ Financial Times.
Phần Lan và Thụy Điển ngày 18.5 chính thức nộp đơn xin gia nhập NATO, phản ánh sự thay đổi lớn trong quan điểm của dân chúng ở hai quốc gia Bắc Âu này kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine, từ ngày 24.2, theo Reuters.
Các đại sứ NATO đã gặp nhau ngày 18.5 nhằm mở cuộc hội đàm về việc Phần Lan và Thụy Điển xin gia nhập liên minh này, nhưng sự phản đối của Ankara đã khiến bất kỳ cuộc bỏ phiếu liên quan dừng lại, theo Financial Times dẫn một nguồn thạo tin.
Phần Lan, Thụy Điển chính thức nộp đơn gia nhập NATO |
Xem thêm: Thổ Nhĩ Kỳ ra tay chặn Phần Lan, Thụy Điển gia nhập NATO?
Bình luận (0)