Chiến sự Ukraine đến chiều 15.6: Bước ngoặt cho chiến dịch của Nga?

15/06/2022 18:38 GMT+7

Đài CNN ngày 15.6 dẫn lời các quan chức quân sự và tình báo phương Tây đánh giá cuộc chiến đang ở giai đoạn then chốt có thể quyết định kết cục lâu dài.

Binh sĩ Ukraine chuẩn bị bắn pháo tại một địa điểm gần Lysychansk ở vùng Luhansk vào ngày 14.6

afp

Theo giới tình báo phương Tây, 3 kết cục có thể xảy ra gồm Nga tiếp tục lấn dần tại 2 tỉnh Donetsk và Luhansk ở Donbass, hai bên trong thế cầm chân nhau, dẫn đến thiệt hại và ảnh hưởng toàn cầu, hoặc Nga thu hẹp mục tiêu để tuyên bố chiến thắng và ngừng bắn.

Theo CNN, tỉnh trưởng Serhiy Haidai của Luhansk sáng 15.6 cho biết việc phòng thủ của quân đội Ukraine ở Luhansk đang ngày càng trở nên khó khăn hơn.

Ukraine cắn răngkháng cự, nhưng kết quả ở Donbass sẽ quyết định xung đột

"Mọi việc đang trở nên khó khăn hơn, nhưng quân đội của chúng tôi đang ngăn chặn đối phương từ ba hướng cùng một lúc”, ông Serhiy Haidai thông báo trên Telegram.

“Họ đang bảo vệ Severodonetsk và không cho lực lượng Nga tiến về phía Lysychansk. Tuy nhiên, người Nga đang ở rất gần. Người dân chúng tôi đang đau khổ và nhà cửa bị phá hủy”, tỉnh trưởng Luhansk cho biết.

Ông Haidai cũng nói Nga một lần nữa đang nhắm vào nhà máy hóa chất Azot, nơi có hơn 500 dân thường đang trú ẩn.

Xem thêm: Ukraine gặp khó khăn trong phòng thủ ở Donbass

Nga phá hủy kho vũ khí của NATO viện trợ

Trong ngày 15.6, Bộ Quốc phòng Nga cho hay các tên lửa của lực lượng nước này đã phá hủy một kho vũ khí do các nước NATO viện trợ cho Ukraine tại tỉnh Lviv.

Theo đó, một số đạn dược trong kho trên dự định sẽ được sử dụng cho các hệ thống pháo M777 do Mỹ sản xuất.

“Gần thị trấn Zolochiv ở vùng Lviv, những tên lửa tầm xa chính xác cao Kalibr đã phá hủy một kho đạn với những vũ khí nước ngoài được các nước NATO chuyển cho Ukraine, trong đó có pháo M777 155 mm”, theo AFP dẫn thông cáo của Bộ Quốc phòng Nga.

Mỹ tiết lộ loại tên lửa sẽ cung cấp cùng hệ thống HIMARS cho Ukraine

Phía Ukraine chưa bình luận về thông tin trên. Trước đó, giới chức Ukraine cho hay nước này chỉ mới nhận được 10% số vũ khí đề nghị phương Tây viện trợ.

Nga hiện tập trung hỏa lực vào Severodonetsk ở Luhansk. Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho rằng Ukraine có thể không tồn tại trong vòng 2 năm.

“Tôi thấy một báo cáo về việc Ukraine muốn nhận khí thiên nhiên hóa lỏng theo thỏa thuận mượn, cho thuê từ nước ngoài với khoản chi trả để giao hàng trong 2 năm. Và ai nói rằng trong 2 năm nữa Ukraine còn tồn tại trên bản đồ”, theo ông Medvedev, hiện là phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga.

Trong khi đó, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khẳng định rằng các thành viên sẽ tiếp tục viện trợ vũ khí hạng nặng và tầm xa cho Ukraine, với gói viện trợ mới dự định sẽ được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới.

Bên cạnh đó, ông cho hay gói hỗ trợ sắp tới có thể sẽ giúp Ukraine chuyển đổi từ vũ khí thời Liên Xô sang vũ khí theo tiêu chuẩn NATO.

Nga bác bỏ khả năng chiến tranh hạt nhân giới hạn

Theo hãng RIA dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov, Moscow bác bỏ khả năng chiến tranh hạt nhân có giới hạn, đồng thời cho rằng bất cứ cáo buộc nào của phương Tây trái với khẳng định trên đều là vô căn cứ.

Lầu Năm Góc nói rõ mục tiêu của Mỹ ở Ukraine

Tháng trước, Giám đốc CIA William Burns cho rằng chưa có chứng cứ xác thực về việc Nga có kế hoạch điều động hoặc thậm chí sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược, nhưng lại nói rằng phương Tây không nên phớt lờ nguy cơ Nga có thể làm thế.

Trong một diễn biến khác, theo Reuters, Điện Kremlin ngày 15.6 cho biết việc liên lạc là điều căn bản trong mối quan hệ với Mỹ. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh việc liên lạc như thế chỉ có thể tiến hành trên cơ sở tôn trọng và vì lợi ích của đôi bên.

NATO củng cố sườn đông

Theo Tổng thư ký NATO Stoltenber, liên minh này sẽ xây dựng khả năng, “thậm chí còn sẵn sàng hơn nữa” và tăng cường năng lực vũ khí dọc biên giới phía đông, do Nga đưa quân sang Ukraine.

Phát biểu được ông đưa ra sau cuộc đối thoại không chính thức tại Hà Lan với Thủ tướng nước chủ nhà Mark Rutte và lãnh đạo các nước Đan Mạch, Ba Lan, Latvia, Romania, Bồ Đào Nha, Bỉ trước cuộc họp thượng đỉnh NATO ở Madrid sắp tới (từ ngày 29-30.6).

Chiến sự Ukraine ám ảnh triển lãm vũ khí lục quân lớn nhất thế giới

"Tại Madrid, chúng tôi sẽ đồng ý về việc tăng cường mạnh sự bố trí. Hôm nay chúng tôi đã thảo luận về nhu cầu hiện diện hùng mạnh và sẵn sàng chiến đấu hơn nữa, cũng như khả năng sẵn sàng cao hơn cùng những thiết bị, nguồn cung ứng được bố trí sẵn thêm nữa”, theo ông Stoltenberg.

Xem thêm: NATO tuyên bố ‘sẵn sàng hơn nữa’ ở sườn đông do tình hình Ukraine

Quan chức Mỹ: Trung Quốc nên 'thấm thía' tình hình Ukraine

Trang Breaking Defense ngày 15.6 dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ “thấm thía” khi chứng kiến những vấn đề mà Nga gặp phải khi tiến hành chiến dịch ở Ukraine.

Khi thảo luận về phản ứng của thế giới đối với chiến dịch của Nga ở Ukraine, giới chức Mỹ nói rằng họ biết rõ Trung Quốc đang theo dõi, và họ hy vọng rằng sự ủng hộ đối với Kyiv là dấu hiệu mạnh mẽ khiến Bắc Kinh không có ý định tái thống nhất Đài Loan.

Phát biểu tại một sự kiện được tổ chức bởi Trung tâm An ninh Mỹ mới, ông Kahl tiếp tục nhấn mạnh nhận định này khi nói rằng những bên khác trên thế giới đang nhìn vào phản ứng toàn cầu tại Ukraine. Ông cho rằng Trung Quốc có nhiều bất ngờ khi theo dõi tình hình Ukraine.

3.000 công dân Anh đang chiến đấu ở Ukraine

Xem thêm: Quan chức Mỹ hy vọng Trung Quốc ‘thấm thía’ từ tình hình Ukraine

Xem thêm tình hình Ukraine:

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.