Trang tin Kyiv Independent ngày 23.4 đưa tin lãnh đạo nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga đang kêu gọi Moscow tập trung vào việc giữ các tiền tuyến hiện tại, thay vì tìm cách tiến lên giành quyền kiểm soát thêm.
Mục đích của đề xuất là nhằm giúp phía Nga có thể lấy lại hiệu quả chiến đấu cho các chiến dịch tấn công sau này.
Xem nhanh: Ngày 423 chiến dịch, rộ chuyện xe tăng Nga; ô tô Trung Quốc gặp thời nhờ cấm vận phương Tây
Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW-Mỹ) cho rằng ông Prigozhin không phải muốn Nga kết thúc chiến sự và đàm phán với Ukraine như một số nguồn tin Nga và phương Tây tiết lộ. Thay vào đó, ông Prigozhin lại chỉ trích những người trong Điện Kremlin hy vọng chiến sự kết thúc bằng đàm phán.
"Ông Prigozhin thực ra cho rằng Nga cần đối phó đợt phản công sắp tới của Ukraine với sức mạnh toàn diện và cố gắng duy trì các tiền tuyến hiện tại mà không chấm dứt chiến sự hay hòa đàm", theo ISW.
Lực lượng Wagner được cho là đóng vai trò quan trọng trong chiến sự tại khu vực thành phố Bakhmut ở Donetsk, một trong những tiền tuyến giao tranh khốc liệt nhất suốt nhiều tháng qua.
Liên quan chiến sự, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine ngày 23.4 cho hay lực lượng nước này đã bắn hạ một trực thăng Mi-24, 4 máy bay không người lái (UAV) Orlan-10 và Zala, cũng như 2 UAV cảm tử.
Rộ tin quân Ukraine vượt sông Dnipro ở Kherson; Wagner muốn dừng công để thủ
Rốc két và đạn pháo của Ukraine bắn trúng 4 điểm tập trung quân và thiết bị, 2 kho đạn và 2 khu vực then chốt khác của phía Nga. Quân đội Ukraine cho biết các binh sĩ Nga tập trung tấn công về hướng Bakhmut, Avdiivka và Marinka ở Donetsk nhưng bị đẩy lùi 58 đợt tấn công tại những khu vực này.
Ngoài ra, Nga đã phóng 8 tên lửa, tiến hành 37 cuộc không kích và dội ít nhất 45 quả rốc két phóng loạt về phía Ukraine.
Về thông tin từ phía Nga, hãng TASS đưa tin phía Ukraine đã dội pháo thành phố Donetsk ít nhất 5 lần, sử dụng đạn pháo 155 mm tiêu chuẩn NATO và phóng 29 quả rốc két.
Bộ Quốc phòng Nga cho hay lực lượng công binh thuộc Quân khu miền Tây đã phát hiện và phá hủy khoảng 200 quả mìn do Đức sản xuất, được phía Ukraine cài tại "những khu vực dân cư trong vùng chiến dịch quân sự đặc biệt".
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga từ chức
Nga và Ukraine chưa đưa ra bình luận liên quan những thông tin trên của đối phương.
Xe tăng Leopard sắp đến Ukraine
Đài CNN ngày 23.4 đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles xác nhận rằng 6 xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất đang trên đường từ Tây Ban Nha đến Ukraine và dự kiến sẽ đến nơi trong vòng 1 tuần.
Phát biểu với báo giới hôm 22.4, bà Robles nói rằng các xe tăng Leopard rời cảng Santander cùng 20 xe vận tải hạng nặng và quá trình vận chuyển đường biển sẽ mất từ 5-6 ngày.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin gần đây cho biết hơn 230 xe tăng, trong đó có vài chục chiếc Leopard 2, đã được đưa đến Ukraine.
Xe tăng Đức Leopard 2 đặt ra thách thức nào cho Ukraine?
Nga khuyến khích tình nguyện nhập ngũ
Báo cáo tình báo của Anh ngày 23.4 cho hay Bộ Quốc phòng Nga vừa có động thái lớn trong việc kêu gọi người tình nguyện nhập ngũ, tác động đến việc thể hiện "sự tự hào nam tính" và kêu gọi "những người đàn ông thực thụ".
Theo tờ The Guardian, chiến dịch quảng bá "có sức lan tỏa" đã được đưa ra trên các trang mạng xã hội, bảng quảng cáo và truyền hình của Nga, và còn nhấn mạnh lợi ích tài chính của việc đăng ký.
Tuy nhiên, giới tình báo Anh cho rằng khó có khả năng chiến dịch sẽ thu hút đủ số 400.000 tình nguyện viên nhập ngũ theo mục tiêu được cho là của Moscow.
Trong một diễn biến liên quan, hãng TASS ngày 23.4 đưa tin Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin chỉ đạo biên soạn dự thảo sửa đổi quy định liên quan thẩm quyền của chính quyền địa phương trong việc đưa ra các biện pháp hỗ trợ xã hội cho gia đình các binh sĩ Nga tham gia chiến dịch tại Ukraine.
Nga sơ tán 3.000 dân để tìm quả bom 500 kg do tiêm kích Su-34 thả nhầm
G7 ủng hộ mở rộng thỏa thuận ngũ cốc
Bộ trưởng Nông nghiệp các nước G7 nhóm họp tại Nhật Bản từ ngày 22-34.4 bày tỏ sự ủng hộ đối với việc triển khai, gia hạn và mở rộng thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở biển Đen, theo TASS.
Các bộ trưởng bày tỏ sự sẵn sàng của G7 trong việc giúp Ukraine tái thiết hạ tầng nông nghiệp, bao gồm các cơ sở tưới tiêu, xử lý lương thực và các cơ sở lưu trữ, cũng như hỗ trợ tài chính giúp nông dân Ukraine.
Các nước G7 còn bày tỏ ý định giúp giới chức Ukraine tháo gỡ bom mìn trên đất nông nghiệp.
Ngoài ra, các bộ trưởng cam kết giúp đỡ các nước đang phát triển cải thiện tính bền vững và ổn định của ngành nông nghiệp và thực phẩm của họ.
Mỹ khó cung cấp nhanh đạn HIMARS, Javelin cho Ukraine vì thiếu động cơ
Các nước G7 cũng bày tỏ hy vọng mạnh mẽ rằng cần phải sử dụng đến những đổi mới vì mục tiêu bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm toàn cầu.
Tổng thống Brazil bảo vệ quan điểm
Hãng tin Reuters ngày 23.4 đưa tin Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva nói ông không muốn "làm hài lòng bất kỳ ai" khi đưa ra quan điểm về xung đột Nga-Ukraine. Trước đó, ông bị phương Tây chỉ trích vì cho rằng Kyiv cũng phải chịu trách nhiệm về cuộc chiến.
Cụ thể, trong bài phát biểu tại Cung điện Belem ở thủ đô Lisbon của Bồ Đào Nha ngày 22.4, ông Lula cho biết mục tiêu của ông là xây dựng một giải pháp để đưa Nga và Ukraine ngồi vào bàn đàm phán.
"Tôi muốn tìm một giải pháp thay thế thứ ba (để giải quyết xung đột), đó là xây dựng hòa bình", ông nói tại cuộc họp báo mở màn chuyến công du châu Âu đầu tiên kể từ khi nhậm chức vào tháng 1.
EU 'hết cách' mở rộng các biện pháp cấm vận Nga
Xem thêm:Tổng thống Brazil nói 'không muốn làm hài lòng ai' khi nêu quan điểm về Ukraine
Bình luận (0)