Một binh sĩ Nga tại Luhansk |
afp |
Hãng TASS ngày 24.11 dẫn lời Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzya tuyên bố Nga sẽ tiếp tục làm suy yếu tiềm lực quân sự của Ukraine đến khi Kyiv có “quan điểm thực tế trong đàm phán”.
Theo nhà ngoại giao, lực lượng Nga đang nhằm vào các cơ sở hạ tầng ở Ukraine nhằm đáp trả việc vũ khí phương Tây tràn ngập nước này và “những lời kêu gọi liều lĩnh về việc Kiev đánh bại Nga”.
“Một trong những mục tiêu của chiến dịch quân sự đặc biệt là phá hủy năng lực chiến đấu của quân đội Ukraine. Điều đó sẽ đạt được bằng biện pháp quân sự cho đến khi chính quyền Kyiv có quan điểm thực tế, dẫn đến khả năng thảo luận và cố gắng dàn xếp các vấn đề đã khiến chúng tôi tiến hành chiến dịch”, ông tuyên bố tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Xem nhanh: Chiến dịch quân sự Nga ở Ukraine ngày 273 có gì nóng? |
Cũng trong cuộc họp, ông Nebenzya cho rằng hạ tầng Ukraine bị thiệt hại là do hệ thống phòng không Ukraine phóng tên lửa nhằm vào các tên lửa Nga, nhưng bị lạc vào những khu dân cư.
Phát biểu tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, ông kêu gọi phương Tây ngừng cung cấp các hệ thống phòng không cho Ukraine.
Cuộc họp khẩn cấp ngày 23.11 được triệu tập theo lời kêu gọi của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sau khi nhà lãnh đạo này cáo buộc Nga phóng hàng chục tên lửa vào cùng ngày, nhằm vào các cơ sở hạ tầng của Ukraine.
Phát biểu trực tuyến tại cuộc họp Hội đồng Bảo an, Tổng thống Zelensky kêu gọi hội đồng có hành động ngăn chặn Nga không kích vào hạ tầng trọng yếu, khiến nhiều thành phố ở Ukraine mất điện khi mùa đông đến.
“Chỉ trong hôm nay, chúng tôi hứng đến 70 tên lửa”, ông phát biểu và cho hay các tên lửa phóng trúng những bệnh viện, trường học, hạ tầng giao thông và khu dân cư.
Trong phát biểu phản ứng, Đại sứ Nebenzya phê phán hội đồng cho phép ông Zelensky phát biểu trực tuyến tại cuộc họp, đồng thời bác bỏ cái mà ông gọi là “những mối đe dọa liều lĩnh và tối hậu thư” của Ukraine và những bên ủng hộ trong phương Tây.
Xem thêm: Nga nói gì về đợt phóng tên lửa mới nhất nhằm vào nhiều thành phố ở Ukraine?
Nga đưa lính dù đến Donbass?
Theo Kyiv Independent dẫn báo cáo tình báo mới nhất của Bộ Quốc phòng Anh, Nga dường như đã điều động “những bộ phận chính” của Lực lượng đổ bộ đường không tinh nhuệ (VDV) đến tiền tuyến ở Donetsk và Luhansk.
Phần lớn các đơn vị VDV đã tham gia bảo vệ bờ tây sông Dnipro tại tỉnh Kherson. Một số đơn vị VDV dường như được củng cố với những binh sĩ dự bị được động viên.
Nhiệm vụ của VDV có thể bao gồm việc hỗ trợ phòng thủ khu vực Kreminna-Svatove ở Luhansk và tăng cường các chiến dịch tấn công tại thị trấn Bakhmut ở Donetsk, theo báo cáo.
Vì sao Mỹ không xếp Nga vào danh sách nhà nước nước bảo trợ khủng bố? |
Trong ngày 24.11, tỉnh trưởng Pavlo Kyrylenko tại tỉnh Donetsk cho hay lực lượng Nga tấn công khiến 2 dân thường tại Bakhmut thiệt mạng và 3 người khác ở tỉnh Donetsk bị thương.
Song song đó, Bộ Tổng tham mưu các Lực lượng vũ trang Ukraine cho hay rằng tính từ đầu chiến dịch, Nga đã tổn thất 85.720 binh sĩ, 2.898 xe tăng, 5.837 xe bọc thép chiến đấu, 4.400 xe quân sự khác, 1.889 khẩu pháo, 395 hệ thống rốc két phóng loạt, 209 hệ thống phòng không, 278 máy bay, 261 trực thăng, 1547 UAV và 16 tàu.
Nga chưa bình luận về các thông tin trên.
Reuters ngày 24.11 dẫn thông tin từ Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) cho biết cơ quan này đã ngăn chặn lực lượng đặc biệt của Ukraine phá hoại đường ống dẫn khí South Stream.
Đường ống dẫn khí này nằm trong dự án sẽ chuyển khí thiên nhiên từ Nga qua biển Đen đến Bulgaria, dù dự án sau đó bị hủy nhường chỗ cho đường ống TurkStream. Ukraine chưa bình luận về cáo buộc trên.
Moscow bác bỏ thông tin tướng Nga liên lạc với tướng NATO |
Tên lửa Ukraine bay lạc
Tờ The New York Times ngày 24.11 dẫn lời kể của cư dân và phân tích những mảnh vỡ từ hiện trường cho thấy một quả tên lửa AGM-88B của Ukraine có thể đã bay trượt mục tiêu và đâm vào một tòa nhà tại thành phố Kramatorsk, tỉnh Donetsk.
AGM-88B là tên lửa tốc độ cao chống bức xạ (HARM), được phóng từ chiến đấu cơ để phá hủy radar và hệ thống phòng không. Vụ việc xảy ra vào 18 giờ ngày 26.9, theo lời kể của cư dân. Kramatorsk là thành phố công nghiệp vẫn trong tầm kiểm soát của Ukraine nhưng bị pháo kích trong thời gian qua.
Quả tên lửa phát nổ ngay tầng trên cùng của tòa chung cư 5 tầng, để lại một lỗ rõ ràng trên tường. Bộ Quốc phòng Ukraine chưa phản hồi về thông tin về vụ tấn công tên lửa nói trên.
Xem thêm: Tên lửa Mỹ viện trợ Ukraine đâm vào chung cư, làm dân thường bị thương
Xem Mig-29 Ukraine phóng tên lửa diệt radar HARM của Mỹ |
Đánh giá về vũ khí hóa học
Tờ Politico ngày 24.11 dẫn các nguồn thạo tin cho rằng giới chức Mỹ đã đánh giá về khả năng Nga sử dụng vũ khí hóa học trước ở Ukraine, nếu tiếp tục thất thế trong chiến dịch.
Theo đó, Mỹ chưa có thông tin tình báo nào cho thấy khả năng Nga tiến hành sử dụng vũ khí hóa học ở Ukraine. Thực tế, nhiều quan chức Lầu Năm Góc cho rằng cường độ xung đột sẽ giảm bớt trong những tháng mùa đông.
Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ dự đoán trong trường hợp quân đội Nga tiếp tục thất thế hoặc hoàn toàn suy sụp, có thể Moscow sẽ chọn lựa khả năng dùng vũ khí hóa học.
Nga chưa bình luận về thông tin trên nhưng hãng TASS ngày 24.11 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho hay Nga dự định sẽ tiếp tục đấu tranh chống nỗ lực của Mỹ trong việc che giấu mục đích thực sự của “hoạt động sinh học quân sự” ở Ukraine.
Phái đoàn Nga, Ukraine gặp nhau ở UAE?
Theo Reuters ngày 24.11, đại diện phía Nga và Ukraine đã gặp nhau tại Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) vào tuần trước để thảo luận khả năng trao đổi tù binh.
Việc trao đổi được cho là còn liên quan khả năng khôi phục xuất khẩu ammoniac để sản xuất phân bón từ Nga đến châu Á và châu Phi qua một đường ống ở Ukraine.
Họa sĩ huyền thoại Banksy vẽ tranh tường ‘tẩy sạch bụi bẩn’ chiến sự tặng người dân Ukraine |
Các nguồn tin cho hay cuộc đối thoại được UAE làm trung gian và không có sự tham dự của Liên Hiệp Quốc, dù tổ chức này có vai trò trung tâm trong đàm phán về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua biển Đen.
Đại diện Nga và Ukraine đã đến Abu Dhabi vào ngày 17.11 và thảo luận việc cho phép Nga nối lại xuất khẩu ammoniac, đổi lại việc trao đổi tù binh giữa 2 bên.
Vấn đề phòng không tại Ba Lan
Đức và Ba Lan đầu tuần này thông báo sẽ triển khai hệ thống tên lửa Patriot đến Ba Lan. Đại tá Michal Marciniak quản lý mảng phòng không tại Bộ Quốc phòng Ba Lan nói với hãng thông tấn PAP rằng hệ thống đầu tiên đã đến Ba Lan và đang được thử nghiệm. Tuy nhiên, ông nói rằng sẽ cần vài năm huấn luyện và các hệ thống này sẽ chưa hoạt động đầy đủ đến năm 2024 hoặc 2025.
Đức sẽ đưa tổ hợp phòng không Patriot đến biên giới Ba Lan-Ukraine sau vụ nổ tên lửa |
Hệ thống tên lửa được triển khai sau vụ tên lửa bay lạc xuống ngôi làng Przewodow ở miền đông Ba Lan khiến 2 người thiệt mạng ngày 15.11. Dù vụ việc được xác nhận không phải là một cuộc tấn công của Nga vào một nước NATO, mà có thể là tên lửa phòng không của Ukraine bay lạc, nhưng cho thấy mối nguy về việc xung đột tại Ukraine có thể lan rộng ra khu vực và khiến Ba Lan và đồng minh phải có phương án đề phòng sự cố này tái diễn.
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống Patriot tại Ba Lan có thể khiến NATO bị lôi vào cuộc xung đột trực tiếp với Nga tại Ukraine hoặc có thể đẩy khối này vào một “vùng xám” tiềm ẩn rủi ro, theo tờ The New York Times. “Điều gì sẽ xảy ra nếu radar của chúng tôi cho thấy rốc két đang bay đến và cần được ngăn chặn trong lãnh thổ Ukraine?”, chuyên gia Jacek Bartosiak của nhóm nghiên cứu an ninh Chiến lược và Tương lai (trụ sở Warsaw, Ba Lan) nói.
Tối 24.11, The Guardian đưa tin giới chức Ba Lan cho rằng số vũ khí trên tốt nhất nên được cung cấp cho Ukraine.
Xem thêm: Đưa tên lửa đến Ba Lan có khiến NATO can dự trực tiếp vào xung đột Ukraine?
Thêm hỗ trợ cho Ukraine, cấm vận Nga
Theo tờ The Guardian, Liên minh châu Âu đang thúc đẩy đợt cấm vận thứ 9 nhằm vào Nga để đáp trả việc Nga đưa quân sang Ukraine.
Phát biểu trong chuyến thăm Phần Lan, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho hay EU đang “làm việc với tốc độ toàn phần về gói cấm vận thứ 9” đối với Nga.
Trong khi đó, đại diện 27 chính phủ đã ngồi vào bàn đàm phán ở Brussels (Bỉ) vào chiều 23.11 nhằm ấn định mức áp trần giá dầu Nga trong khoảng 65-70 USD/thùng. Tuy nhiên, con số này quá thấp cho một số nước nhưng lại quá cao đối với những nước khác.
Ngoại trưởng Ukraine kêu gọi EU đẩy nhanh gói cấm vận thứ 9 đối với Nga |
“Vẫn còn bất đồng trong vấn đề này. Chúng tôi cần phải triển khai theo hướng song phương”, Reuters hôm 24.11 dẫn lời một nhà ngoại giao EU. “Cuộc gặp kế tiếp của các đại sứ EU sẽ diễn ra vào chiều 24.11 hoặc 25.11”, nhà ngoại giao cho biết.
Nhóm G7 cũng như toàn thể EU và Úc nhất trí sẽ áp trần giá dầu Nga vào ngày 5.12.
Trong một diễn biến khác, theo một sắc lệnh của chính phủ Hungary đưa ra cuối ngày 23.11, Hungary sẽ viện trợ tài chính 187 triệu euro cho Ukraine.
Xem thêm: EU vấp phải bế tắc trong việc áp trần giá dầu Nga
Bình luận (0)