
Binh sĩ Nga tại vùng chiến sự đặc biệt
ảnh: bộ quốc phòng nga
Giao tranh tiếp diễn ở Ukraine lẫn Nga
Bộ Quốc phòng Nga hôm 17.2 thông báo quân đội nước này đã kiểm soát làng Figolevka thuộc Kharkiv trong vùng chiến sự đặc biệt ở Ukraine.
Bên cạnh đó, lực lượng phòng Nga trong ngày đã bắn hạ 177 máy bay không người lái (UAV) của Ukraine và 5 bom thông minh Hammer của đối phương.
Trong khi đó, giới chức quân đội Ukraine hôm 17.2 cáo buộc Nga triển khai 147 UV tấn công lãnh thổ nước này trong đêm.
Nga có thể giữ thế chủ động ở Ukraine thêm một năm nữa
Kyiv tuyên bố đã bắn hạ 83 UAV, trong khi 59 UAV không đến được mục tiêu vì các biện pháp đối phó điện tử của Ukraine.
Ukraine ghi nhận thiệt hại ở thủ đô Kyivv và ở Kharkiv sau vụ tấn công trên của Nga.
Về diễn biến trên lãnh thổ Nga, Bộ Quốc phòng Nga cho hay đã lấy lại làng Sverdlikovo ở tỉnh Kursk từ tay Ukraine, theo TASS.
Cùng ngày, Tỉnh trưởng Vyacheslav Gladkov của Belgorod cập nhật trên Telegram rằng quân đội Ukraine trong 24 giờ qua đã phóng 62 đạn pháo và 86 UAV vào tỉnh giáp Ukraine, khiến 4 người chết và 3 người bị thương.
Cũng trong ngày 17.2, UAV Ukraine đã tấn công một trạm bơm chính thuộc một đường ống dẫn dầu quốc tế lớn ở miền nam nước Nga, làm gián đoạn nguồn cung từ Kazakhstan.
Trong cuộc tấn công mới nhất vào đêm 16.2 và rạng sáng 17.2, Ukraine bị tố xuất kích tổng cộng 7 UAV chứa đầy thuốc nổ, và số UAV này được dùng để tấn công một trạm bơm ở vùng Kropotkinskaya thuộc tỉnh Krasnodar (Nga).
Đây là đường ống được Liên hiệp Đường ống Caspi vận chuyển dầu của Kazakhstan qua miền nam nước Nga để xuất khẩu qua ngã biển Đen cho các khách hàng phương Tây như Chevron và Exxon Mobil. Nga lên án vụ tấn công này.

Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov
ảnh: reuters
Nga bác chuyện nhượng bộ lãnh thổ
Trước khi đến Ả Rập Xê Út họp cấp cao Nga-Mỹ hôm 18.2, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cảnh báo Moscow không có ý định nhượng lãnh thổ đang kiểm soát ở Ukraine để đổi lấy hòa đàm chấm dứt chiến sự.
Sau bán đảo Crimea năm 2014, đến năm 2022 Nga sáp nhập thêm 4 vùng của Ukraine là Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk và Luhansk, dù chưa kiểm soát được thủ phủ của 2 tỉnh Kherson và Zaporizhzhia. Nga ước tính giành được khoảng 20% lãnh thổ Ukraine so với thời điểm trước khi chiến sự nổ ra.
Tổng thống Trump: "Nga đã đánh bại Hitler, Napoleon", nhưng ông Putin muốn chấm dứt xung đột Ukraine
Reuters hồi tháng 11 năm ngoái đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin sẵn sàng thương thuyết với người đồng cấp Mỹ Donald Trump, nhưng từ chối bất kỳ sự nhượng bộ nào liên quan đến đất đai.
Một nguồn thạo tin hôm 17.2 cho hay ông Putin nghiêm túc với khả năng hòa đàm, nhưng không phải bất chấp tất cả để đạt được điều đó.
Ông Lavrov cũng không đồng ý để châu Âu có ghế trên bàn đàm phán về Ukraine.
Còn ông Yuri Ushakov, Cố vấn chính sách đối ngoại của Tổng thống Putin, cho hay Moscow và Washington vẫn chưa nhất trí về cách thức khởi động hòa đàm Ukraine, do Mỹ chưa bổ nhiệm trưởng đoàn đàm phán để thương thuyết với Nga.
Cùng với Ngoại trưởng Lavrov, ông Ushakov sẽ tham gia cuộc họp cấp cao song phương với phía Mỹ tại Ả Rập Xê Út hôm 18.2.

Thủ tướng Anh Keir Starmer (trái) lần đầu khẳng định nước này sẽ đóng góp binh lực cho lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine thời hậu chiến
ảnh: Reuters
Bất đồng ở châu Âu
Ngoại trưởng Tây Ban Nha Jose Manuel Albares hôm 17.2 cho rằng vẫn còn quá sớm để thảo luận kế hoạch triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu đến Ukraine trong trường hợp chiến sự ở nước này chấm dứt, theo Reuters.
Ông Albares khẳng định điều kiện tiên quyết là các bên đạt được thỏa thuận mang đến hòa bình lâu dài cho Ukraine sau gần tròn 3 năm chiến sự, trước khi có thể thảo luận các bước tiếp theo.
Chính phủ Đức cũng nhất trí với quan điểm trên của Tây Ban Nha. Reuters dẫn lời một nguồn tin từ chính quyền Berlin tiết lộ Đức từ chối đưa quân đến Ukraine cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình nếu Mỹ không tham gia đầy đủ vào quá trình này.
Sau Anh, thêm một nước NATO để ngỏ việc đưa quân sang Ukraine
Berlin xác nhận Thủ tướng Đức Olaf Scholz tham dự hội nghị khẩn cấp về Ukraine tại Paris hôm 17.2, nhưng không đánh giá cao cơ hội EU sẽ có quyết định chớp nhoáng sau cuộc họp.
Còn Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk khẳng định nước này sẽ không góp quân vào lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine.
Một ngày trước đó, Thủ tướng Anh Keir Starmer lần đầu tuyên bố sẵn sàng triển khai binh lực trên bộ ở Ukraine nếu cần thiết.
Sau tín hiệu từ London, Đài phát thanh Thụy Điển dẫn lời Ngoại trưởng Maria Malmer Stenergard hôm 17.2 cho biết quốc gia Bắc Âu này cũng không loại trừ khả năng đưa quân sang Ukraine để gìn giữ hòa bình hậu chiến sự.
Cùng ngày, AFP dẫn dự thảo đề nghị từ EU với nội dung thuyết phục các quốc gia thành viên tăng cường viện trợ vũ khí cho Ukraine trong năm nay, bao gồm hệ thống phòng không, tên lửa và ít nhất 1,5 triệu quả đạn pháo.
Bình luận (0)