Chiến sự Ukraine ngày 663: Ukraine giảm quy mô chiến dịch vì thiếu viện trợ nước ngoài

19/12/2023 05:00 GMT+7

Hôm 18.12, Chuẩn tướng Oleksandr Tarnavsky, Tư lệnh lực lượng tác chiến Tavria phụ trách mặt trận phía nam của quân đội Ukraine, thừa nhận phải giảm quy mô chiến dịch quân sự vì thiếu viện trợ nước ngoài.

Chiến sự Ukraine ngày 663: Ukraine giảm quy mô chiến dịch vì thiếu viện trợ nước ngoài - Ảnh 1.

Lực lượng Nga tiếp tục theo đuổi các mục tiêu của chiến dịch Ukraine

BỘ QUỐC PHÒNG NGA

Tình trạng thiếu đạn pháo tiền tuyến

Các đơn vị tiền tuyến Ukraine đang đối mặt tình trạng thiếu đạn dược và phải giảm bớt một số chiến dịch quân sự do thiếu viện trợ nước ngoài.

Đó là thông tin từ chuẩn tướng Oleksandr Tarnavskyi sau khi đảng Cộng hòa ở Mỹ không phê chuẩn gói viện trợ hơn 60 tỉ USD cho Ukraine, và Hungary chặn khoản viện trợ 50 tỉ euro của Liên minh châu Âu cho Kyiv.

Tướng Ukraine báo động tình trạng thiếu pháo binh, giảm quy mô hoạt động

Reuters dẫn lời vị chỉ huy cho biết các lực lượng tiền tuyến Ukraine đang gặp vấn đề về đạn dược, đặc biệt là các loại đạn kích cỡ 122 mm, 152 mm. "Và hiện những vấn đề trên tồn tại trên khắp tiền tuyến", tướng Tarnavskyi cảnh báo.

"Số lượng đạn dược mà chúng ta hiện có không đủ đáp ứng nhu cầu. Thế nên chúng tôi tái phân bổ số đạn đang có. Chúng tôi đang lên lại kế hoạch đã được ấn định trước đó và thu nhỏ quy mô, vì chúng tôi cần viện trợ nếu muốn thực thi đầy đủ những chiến dịch này", theo Tư lệnh lực lượng tác chiến Tavria.

Tướng Tarnavskyi bổ sung không phải chỉ riêng Ukraine thiếu đạn dược, mà Nga cũng lâm vào tình cảnh tương tự. Nga chưa bình luận về thông tin này.

Chiến sự Ukraine ngày 663: Ukraine giảm quy mô chiến dịch vì thiếu viện trợ nước ngoài - Ảnh 2.

Đại tướng Valeriy Zaluzhnyi

AFP

Ai gắn 'bọ' vào văn phòng tổng tham mưu trưởng?

Hôm 18.12, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine, đại tướng Valeriy Zaluzhnyi cho biết một thiết bị nghe lén được tìm thấy tại một trong những văn phòng của ông, thêm rằng thiết bị nghe lén cũng được phát hiện ở những nơi khác, nhưng chưa rõ ở đâu.

Lời xác nhận trên của tướng Zaluzhnyi đưa đưa ra sau khi Cơ quan An ninh Ukraine cho biết trong quá trình rà soát an ninh thông thường họ đã tìm ra thiết bị nghe lén, nhưng thiết bị không còn hoạt động.

Tổng thống Zelensky tìm cách 'gạt' tổng tư lệnh, trực tiếp kiểm soát quân đội?

Nga lập tức trở thành cái tên khả nghi nhất trên danh sách, trong bối cảnh chiến sự giữa Nga và Ukraine đang kéo dài sang tháng thứ 22.

"Tôi có vài văn phòng làm việc. "Con bọ" được phát hiện trong một căn phòng đó. Chúng tôi kiểm tra phòng và phát hiện nó", ông cho biết.

Hiện vẫn chưa rõ bên nào đã cài "bọ", nhưng các cơ quan tình báo Nga và Ukraine đều hoạt động tích cực kể từ chiến sự nổ ra.

Kể từ tháng 2.2022, tướng Kyrylo Budanov, người đứng đầu Tổng cục Tình báo Ukraine, đã thoát chết sau 10 lần bị ám sát, theo lời giới chức Ukraine. Tháng trước, vợ ông nhập viện điều trị sau khi được chẩn đoán bị nhiễm độc kim loại nặng.

Chiến sự Ukraine ngày 663:  - Ảnh 2.

Đức sắp lần đầu đóng quân thường trực ở nước ngoài

BỘ QUỐC PHÒNG ĐỨC

Lithuania ký thỏa thuận lịch sử với Đức

Cũng trong hôm 18.12, tại Vilnius, thủ đô Lithuania, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius và người đồng cấp chủ nhà Arvydas Anusauskas đã ký vào thỏa thuận triển khai lữ đoàn Đức ở Lithuania.

Bộ trưởng Pistorius cho biết đa số các đơn vị sẽ đến Lithuania trong giai đoạn 2025-2026. Quân nhân Đức và gia đình của họ sẽ được hưởng những điều kiện ưu đãi, như có trường học tiếng Đức, nơi ăn chốn ở và được cấp vé máy bay đi lại.

Tổng thống Ukraine 'trải lòng' trước mùa đông chiến sự thứ 2 với Nga

Bộ trưởng Đức gọi thỏa thuận trên đánh dấu thời khắc "lịch sử", thêm rằng đây là lần đầu tiên Đức đóng quân thường trực ngoài biên giới nước này.

"Chúng tôi sẽ và sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)", Reuters dẫn lời ông Pistorius trong cuộc họp báo chung với ông Anusauskas. Buổi họp báo được tổ chức ngay sau lễ ký kết thông qua lộ trình xây dựng lữ đoàn Đức ở Lithuania.

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Lithuania cho biết đơn vị đầu tiên của Đức sẽ đến nơi vào mùa xuân năm sau. Các đơn vị chính sẽ được triển khai trong năm 2025 và đạt được trạng thái sẵn sàng tác chiến vào năm 2027.

Đức hiện dẫn đầu nhóm tác chiến đa quốc gia của NATO ở Lithuania với quân số khoảng 1.000 binh sĩ. Lực lượng này sẽ được tích hợp vào lữ đoàn sau đó.

Trong vài năm tới, Lithuania sẽ chi khoảng 0,3% GDP để xây dựng nơi ở, bãi huấn luyện và cơ sở hạ tầng khác cho sự trú đóng lâu dài của lữ đoàn Đức.

Lithuania với khoảng 2,7 triệu dân từng thuộc Liên Xô nhưng hiện là thành viên Liên minh châu Âu (EU) lẫn NATO. Nước này chỉ có lực lượng bộ binh vào khoảng 8.000 người.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.