‘Chiến tranh lạnh’ giữa cha mẹ làm tổn thương trẻ như thế nào?

21/10/2016 15:20 GMT+7

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, xung đột không lời giữa cha mẹ trong gia đình sẽ gây nhiều ức chế cho trẻ, theo The Huffington Post .

“Trẻ em là một quầy cảm xúc. Các em có sự kết nối cảm xúc, giao tiếp rất đặc biệt với các vấn đề của cha mẹ. Vì thế, các em hoàn toàn thấu hiểu rằng, 'chiến tranh lạnh' giữa cha mẹ là một cách giao tiếp cảm xúc bất bình thường,” E. Mark Cummings, một giáo sư tâm lý học tại Đại học Notre Dame, người đã tiến hành nghiên cứu về các vấn đề về hôn nhân, gia đình và trẻ em trong hơn 20 năm, cho biết.
Để làm rõ mức độ ảnh hưởng, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thu thập dữ liệu từ 232 gia đình. Họ đưa cha mẹ vào phòng thí nghiệm, quay lại xu hướng hành động của cha mẹ khi đối mặt với xung đột. Sau đó, họ đưa những đoạn băng này cho trẻ xem và ghi lại phản ứng cảm xúc của các em.

tin liên quan

5 điều cha mẹ nên làm để giáo dục con tốt

Một số trẻ thường hay nhõng nhẽo, cư xử ương bướng. Đôi khi điều này là do ảnh hưởng từ việc nuôi dạy sai cách của cha mẹ. Dưới đây là một số mẹo nhỏ có thể giúp cha mẹ giáo dục tốt con trẻ.

“Tôi nghĩ người lớn thường đánh giá thấp mức độ nhạy cảm của trẻ em. Nhưng kết quả từ những gì nghiên cứu được cho thấy các em là những nhà phân tích tinh vi. Các em có thể chỉ ra lúc nào là lúc cha mẹ đang thật sự giải quyết vấn đề và lúc nào là lúc cha mẹ đang giả vờ để lừa dối chúng”, Cummings cho biết.
Trên thực tế, nhiều cặp vợ chồng chọn “chiến tranh lạnh” để đối phó với xung đột. Nhưng điều này sẽ gây trở ngại đáng kể với hành vi và cảm giác an toàn về tình cảm của một đứa trẻ. Khi sự im lặng khó chịu này kéo dài trong gia đình, trẻ em sẽ có xu hướng cộc cằn, lo lắng, đau khổ, tức giận, dễ nổi nóng dẫn đến đánh nhau với bạn. Các em cũng có thể bị rối loạn giấc ngủ vào ban đêm, nhịp tim, huyết áp tăng, ăn uống không ngon, suy giảm khả năng học tập, trầm cảm, thu mình lại trước những mối quan hệ xã hội.
Hơn nữa, từ góc nhìn tâm lý của Ramani Durvasula, nhà tâm lý học lâm sàng ở California (Mỹ), oán giận giữa cha mẹ trong hôn nhân tạo ra một khả năng lớn về việc một đứa trẻ sẵn sàng đổ lỗi cho bản thân về mọi vấn đề. Nguy hiểm hơn hành vi của cha mẹ sẽ theo trẻ em trong suốt quá trình trưởng thành sau này và nhiều nguy cơ viễn cảnh hôn nhân không hạnh phúc sẽ bị lặp lại.
Xung đột trong hôn nhân là không thể tránh khỏi. Nhưng để không ảnh hưởng quá tiêu cực lên trẻ em, cha mẹ cần học cách giải quyết bất hòa một cách văn minh, tôn trọng, rõ ràng với nhau thay vì to tiếng hoặc im lặng, giấu giếm các em.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.