Mỹ không phải quá vô lý khi cho rằng tình hình Iraq diễn biến đến mức như hiện tại, đặc biệt là sự trỗi dậy và thắng thế của lực lượng cực đoan ISIL, có lý do ở chính sách sai lầm và phong cách cầm quyền độc đoán của ông Maliki. Vị thủ tướng này không những không chủ trương hòa giải, hòa hợp dân tộc ở Iraq sau chiến tranh mà còn khoét sâu sự phân rẽ giữa 3 cộng đồng sắc tộc - tôn giáo ở nước này, phân biệt đối xử và chuyên quyền. Sự chống đối của ông Maliki dẫn đến hai bên không thể đạt được thỏa thuận về vai trò của Mỹ đảm bảo an ninh trong thời hậu chiến ở Iraq.
Qua những phát biểu gần đây nhất của Tổng thống Mỹ Barack Obama, có thể nhận ra sự bất mãn ngày càng tăng về ông Maliki cũng như chủ ý ngày càng lộ rõ về việc thay thế ông này. Mỹ luôn gắn tăng cường viện trợ quân sự cho Iraq với những thay đổi cơ bản về nhân sự cũng như đường lối của chính phủ hiện tại, ám chỉ cá nhân ông Maliki.
Quan hệ giữa tổng thống và thủ tướng ở Iraq cũng trở nên đối kháng sau khi Tổng thống Fuad Masum công khai chủ trương lập chính phủ thống nhất và đã bổ nhiệm Phó chủ tịch quốc hội Haider al-Abadi làm thủ tướng mới. Động thái này phù hợp với chủ định và lợi ích của Mỹ, đặc biệt trong tình hình hiện nay, nên Washington đã nhanh chóng chúc mừng ông al-Abadi. Cho nên dù ông Maliki vẫn tỏ ra cứng rắn và không chấp nhận ra đi thì có thể nói ông đã hết thời ở Iraq.
Thảo Nguyên
>> Nội bộ chính phủ Iraq bất ổn, lực lượng an ninh tràn ngập thủ đô
>> Các tay súng Hồi giáo cực đoan Iraq âm mưu ‘thánh chiến’ ở Trung Quốc
>> 500 người Yazidi ở miền bắc Iraq nghi bị sát hại, chôn sống
>> Mỹ tiếp tục không kích ở Iraq
Bình luận (0)