reuters |
Chim cánh cụt đi lạc |
Chim cánh cụt đi lạc là loài Adélie. Đây là lần thứ ba một cá thể Adélie xuất hiện tại bờ biển New Zealand trong nhiều thập niên qua. Lần đầu tiên là một xác chim cánh cụt được tìm thấy năm 1962, lần kế tiếp vào năm 1993 và còn sống.
Bệnh viện động vật hoang dã Kaikoura ở New Zealand đã đăng ảnh chim cánh cụt đi lạc trên Facebook. Kết quả kiểm tra sức khỏe cho thấy con vật bị suy dinh dưỡng và mất nước nặng. Phía bệnh viện đã tiến hành điều trị và bổ sung chất cho nó.
Sau khi được chăm sóc trong đêm, con vật được thả lại trong môi trường hoang dã của bán đảo Banks. Vẫn chưa rõ tại sao nó lại đến được nơi này.
1,5 độ C và 2 độ C tạo khác biệt thế nào với biến đổi khí hậu? |
Các nhà nghiên cứu phân tích gien di truyền của 18 loài chim cánh cụt hiện đại và phát hiện cách đây 22 triệu năm trước, chúng từng lặn lội từ Nam Cực đến các bờ biển Úc, New Zealand và các hòn đảo gần đó thuộc Nam Thái Bình Dương.
Số lượng loài Adélie cũng đang sụt giảm vì tác động từ biến đổi khí hậu và nhiệt độ gia tăng.
Trong báo cáo năm 2016, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) ghi nhận khoảng 30% số bầy Adélie hiện tại có thể giảm vào năm 2060, và khoảng 60% số bầy sẽ chứng kiến tình trạng giảm cá thể trong năm 2099.
Bình luận (0)