Tự động phát
Dân làng ở cả hai bên biên giới lại phải tản cư tránh bom đạn.
“Tôi chạy khỏi nhà vào khoảng 4g55 sáng hôm qua. Vụ đụng độ diễn ra quá lớn và ai cũng sợ. Tôi đem cả gia đình đến nơi an toàn hơn và quay về đây để theo dõi tình hình", theo Amin, một người dân ở tỉnh Mae Hong Son (Thái Lan).
Từ vị trí thuận lợi này, Amin thấy được những cuộc đụng độ dữ dội giữa lực lượng nổi dậy lâu đời nhất ở Myanmar và quân đội nước này.
|
Tiếng súng nổ ran từ phía một đồn biên giới phía xa. Liên minh Quốc gia Karen (KNU), một nhóm vũ trang thuộc người dân tộc thiểu số Karen, cho biết họ đã chiếm đồn 1 ngày trước.
Nhóm nổi dậy này, cũng như nhiều nhóm vũ trang của các dân tộc thiểu số khác đòi quyền tự trị ở khu vực biên giới Myanmar, đang hỗ trợ phong trào phản đối chính biến và quân đội ở các thành phố. Những cuộc biểu tình đã xảy ra xuyên suốt từ ngày 1.2.
|
Quân đội Myanmar kiểm soát đồn biên giới này từ năm 1995, nhưng tình hình căng thẳng gần đây là làm hồi sinh sự thù địch trong quá khứ. KNU đồng ý ngừng bắn hồi năm 2012, kết thúc cuộc nổi dậy đã bắt đầu ngay từ sau khi Myanmar giành độc lập năm 1948.
Hiện tại, khi xung đột lại bùng lên, quân đội Myanmar đang nắm lợi thế lớn trên không. Quân đội Myanmar liên tục không kích các vị trí có lực lượng KNU đóng quân khiến 15.000 người dân phải trốn vào rừng.
Nhiều người khác xin tị nạn ở Thái Lan. Nhà chức trách Thái Lan cho biết sẵn sàng hỗ trợ nhân đạo nhưng sẽ nằm ngoài cuộc chiến.
Bình luận (0)