Theo ông Gareth Leather, nhà kinh tế học cao cấp tại Capital Economics, các nền kinh tế nói trên nằm trong số những nước xuất khẩu lớn nhất “hàng hóa trung gian” sang Trung Quốc, sau đó các số hàng này sẽ được lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh để vận chuyển đến các điểm cuối như Mỹ.
Ví dụ về “hàng hóa trung gian” ở đây bao gồm chip bán dẫn và màn hình. Những thành phần này thường được sản xuất tại các địa điểm khác nhau trên khắp châu Á trước khi được gửi đến Trung Quốc để lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh như điện thoại di động và máy tính.
tin liên quan
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh vì căng thẳng thương mại Mỹ - Trung“Theo bản chất, các sản phẩm trung gian phụ thuộc rất nhiều vào chuỗi cung ứng tích hợp chặt chẽ. Do đó thuế quan sẽ lan truyền mọi cú sốc vào khu vực”, các nhà phân tích của JPMorgan Chase cho biết.
Mối đe dọa như vậy đến vào thời điểm các thị trường mới nổi, bao gồm cả các thị trường ở châu Á, đang bị thoái vốn và nội tệ suy yếu.
Tuy nhiên, sẽ rất khó để định lượng cụ thể tác động mà các nền kinh tế châu Á phải chịu, cho đến khi biết được danh sách rõ ràng những sản phẩm sẽ bị đánh thuế. Trên thực tế, thiệt hại có thể nhỏ hơn dự kiến vì Trung Quốc là nhà cung cấp chính của nhiều loại hàng hóa mà nước này bán cho Mỹ.
“Người tiêu dùng Mỹ sẽ đấu tranh để tìm đủ sản phẩm thay thế cho số hàng hóa mà họ đang mua từ Trung Quốc, ít nhất là trong ngắn hạn. Hơn nữa, xét về mức độ mà những nước khác có thể bước vào, các nhà xuất khẩu châu Á đang ở vị trí tốt để hưởng lợi từ bất kỳ sự thay đổi nào trong nhu cầu của Mỹ”, ông Leather nói.
Bình luận (0)