Chớ thức khuya thường xuyên, đó là cách 'tự giết' mình!

17/05/2018 08:56 GMT+7

Nếu bạn là loại người cảm thấy tỉnh táo mỗi đêm và mệt mỏi mỗi buổi sáng...

Hoặc bạn là người bắt đầu một ngày làm việc lúc 9 giờ sáng và ăn tối lúc 9 giờ thì hãy bỏ dần thói quen này để tự bảo vệ mình khỏi các bệnh sau, theo Time.
Huyết áp cao hơn
Trong một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Nhịp sinh học quốc tế, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng “người thức buổi tối” có khả năng mắc huyết áp cao cao hơn 30% so với “người thức buổi sáng”.
Tiến sĩ Andrew Varga, trợ lý giáo sư y khoa tại Trường Y khoa Icahn và Hệ thống Y tế Mount Sinai, nói rằng lối sống như ăn uống không lành mạnh hoặc thiếu tập thể dục có thể góp phần làm thức khuya, dẫn đến nguy cơ tăng huyết áp. Căng thẳng - cả sinh lý lẫn tâm lý - cũng có thể đóng vai trò lớn làm cho huyết áp cao.
Lười hoạt động thể chất
Nghiên cứu năm 2014 trên tạp chí Sleep cho thấy những người thức khuya cảm thấy không thích thú tập thể dục và không thể duy trì lịch tập thể dục thường xuyên.
Ăn khuya dẫn đến tăng cân
Khi ngủ muộn, bạn thường kiếm thức ăn để ăn. Nếu ăn khoảng 11 giờ tối và ngủ vào 3 giờ sáng thì việc cơ thể xử lý và chuyển hóa thức ăn sẽ có "vấn đề".
Một số chuyên gia tin rằng ăn sau khi trời tối làm gián đoạn thời gian ăn tự nhiên của cơ thể, có thể ảnh hưởng đến khả năng đốt cháy chất béo. Thức đêm cũng khiến bạn hấp thụ nhiều calo hơn mỗi ngày, vì khi bạn mệt mỏi thì ý chí yếu hơn và làm bạn thèm ăn thức ăn không lành mạnh vào ban đêm, theo một nghiên cứu năm 2011 trên tạp chí Obesity. 
Nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường
Một số nghiên cứu cũng đã phát hiện người thức đêm có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường loại 2 hơn người thức buổi sáng. Nguyên nhân là thức khuya làm tăng cân, tạo ra hành vi không lành mạnh và ngủ ít hơn. Các chuyên gia cũng nghĩ rằng thức khuya có thể ảnh hưởng đến trao đổi chất của cơ thể.
Tiến sĩ Kristen Knutson, phó giáo sư thần kinh và giấc ngủ tại Đại học Y khoa Tây Bắc Feinberg, cho biết: “Khi không có sự phù hợp với nhịp sinh học, cơ thể bạn cũng không thể xử lý thực phẩm hoặc glucose tăng cao”.
Khó kiểm soát bệnh tiểu đường
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, thức đêm có thể làm cho họ khó quản lý tình trạng bệnh hơn. Một nghiên cứu năm 2013 trên Tạp chí Chăm sóc bệnh tiểu đường cho thấy, đối với những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, việc đi ngủ muộn hơn có liên quan đến kiểm soát đường huyết kém hơn.
Thức khuya, giấc ngủ bị thiếu
Những người thức đêm có xu hướng bù đắp cho một số giấc ngủ bị mất vào cuối tuần. Nhưng nghiên cứu cho thấy loại nợ "ngủ" này làm thay đổi lịch trình giấc ngủ vào cuối tuần có thể dẫn đến rủi ro về sức khỏe.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.