Với tâm lý của một người mẹ, MC Minh Trang cũng có những hồi hộp, lo lắng khi quyết định cho con tiêm vaccine Covid-19. Nhưng nhờ chọn đúng “bạn đồng hành” hai mẹ con đã trải qua việc tiêm vaccine rất nhẹ nhàng, khỏe mạnh.
Daisy là một cô bé hoạt bát nên thường chủ động với những việc liên quan đến bản thân. Trong khi mẹ Trang vẫn còn do dự trong việc có nên đăng ký tiêm vaccine Covid-19 cho con hay không thì chính Daisy là người chủ động đề nghị mẹ đăng ký với nhà trường cho con được tiêm. Nhờ vậy, mẹ Trang cũng tự tin khi quyết định cho con tiêm ngay đợt đầu tiên.
Tuy nhiên, mẹ con Daisy tính không bằng ông trời tính vì cô bé… trở thành F0. Trong thời gian chờ 3 tháng để được tiêm, hai mẹ con đã đọc nhiều tài liệu về các lợi ích và lưu ý khi tiêm. Mẹ Trang cũng thêm vào thực đơn món Daisy yêu thích để bổ sung dinh dưỡng, khuyến khích con vận động và tránh thức khuya để có đủ sức khỏe đón nhận “kháng thể mới”.
Đến ngày tiêm, dù đã “lên dây cót” tinh thần nhưng khi thật sự thấy mũi tiêm… Daisy cũng tim đập chân run. Chị Trang tâm sự: “Daisy đi ra đi vào mấy vòng, mắt rưng rưng, chực tuôn trào, đây đích thị là biểu hiện của mấy bạn biết quá nhiều nên lại lo sợ đủ thứ”. Phải mất nửa tiếng để Daisy thích nghi và vững tinh thần vào vị trí tiêm. Và khi chưa kịp nhận ra điều gì thì bác sĩ đã tiêm xong cho cô bé rồi!
Theo MC Minh Trang, việc tiêm hay không tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi do các gia đình tự quyết định dựa trên hiểu biết và niềm tin của mỗi người. Trước khi tiêm nên kiểm tra và đảm bảo con có sức khoẻ bình thường, cùng con chuẩn bị tinh thần và tâm lý cho việc tiêm chủng bằng cách lên mạng tìm đọc các nguồn tài liệu chính thống về lợi ích/lưu ý khi tiêm ngừa Covid-19.
Từ chuyện “theo chân” Daisy đi tiêm chủng, mẹ Minh Trang “mách nhỏ” một số kinh nghiệm như nên mang theo nước lọc, sữa, đồ ăn nhẹ để các con nạp năng lượng, mang sách truyện hoặc đồ chơi yêu thích để con “bận rộn” lúc chờ tiêm. Nếu con chưa sẵn sàng hãy cho con chút thời gian và trò chuyện nhẹ nhàng để không ảnh hưởng đến mũi tiêm cũng như sự an toàn của con.
Với MC Minh Trang, trong thời gian theo dõi sau tiêm, vai trò của bố mẹ là cực kỳ quan trọng, để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sau tiêm như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, nôn ói… 2 thứ không thể thiếu trong tủ thuốc gia đình là nhiệt kế và thuốc hạ sốt.
Từng có nhiều kinh nghiệm chăm con sốt nên trong tủ thuốc gia đình luôn có sẵn nhiệt kế và thuốc hạ sốt Hapacol vì thế mẹ Trang không có nhiều lo lắng về việc Daisy bị sốt sau tiêm. Chị tâm sự: “Giờ Daisy nặng gần bằng mẹ rồi nên dùng Hapacol Sủi 500mg của người lớn, chứ không phải Hapacol 250 hay Hapacol 325 của trẻ em như trước nữa”.
Tiêm xong cho Daisy, mẹ Trang có thể thở phào vì gạch được 1 đầu việc quan trọng trong mục tiêu về chăm sóc sức khỏe cho con. Nhìn cô bé Daisy mới ngày nào còn dùng Hapacol 80, Hapacol 150 hay Hapacol 250 mà nay đã dùng Hapacol Sủi, chị chợt nhận ra “Chỉ bé bé như vụ thuốc hạ sốt thôi mà cũng đủ giật mình vì bạn ấy lớn nhanh quá!”. Và Hapacol cũng đồng hành cùng chị trong bằng ấy năm.
Nguồn: Hapacol