Nếu muốn chọn màu xe có hợp với bản mệnh của bản thân hay không thì cần phải tìm hiểu về quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc trong phong thủy phương Đông.
Ngũ hành là gì?
Ngũ hành là một học thuyết duy vật trong triết học phương Đông bắt nguồn từ Trung Hoa cổ dựa trên 5 thành tố cơ bản được cho là khai sinh ra vạn vật bao gồm Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ, Kim. 5 thành tố này hợp lại thành ngũ hành tác động với nhau một cách tự nhiên dựa trên hai nguyên lý cơ bản: Tương sinh/Tương khắc.
Quy luật tương sinh ám chỉ mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau cùng phát triển. Cả 5 thành tố trong ngũ hành tương sinh, xúc tiến tạo thành vòng tròn sự sống khép kín như một định luật bảo toàn. Mỗi hành đều có hai phương diện, cái sinh ra nó (sinh nhập) và cái nó sinh ra (sinh xuất), ví như Mộc sinh Hỏa… Thủy lại sinh Mộc.
Trong ngũ hành, mỗi hành mệnh lại biểu trưng cho một màu riêng biệt
|
Trong mối quan hệ tương sinh: Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy. Điều này được lý giải theo tự nhiên khởi đầu là Thủy (nước) rơi từ trên trời tưới lên vạn vật tạo ra Mộc (cây cối), Mộc khô cháy thành Hỏa (lửa), Hỏa cháy thành tro tạo ra Thổ (đất), trong Thổ có quặng tức Kim (kim loại), Kim loại nóng chảy lại tạo ra Thủy (nước) trở thành một “bảng tuần hoàn” của vạn vật.
Quy luật tương khắc trái ngược hoàn toàn với tương sinh, các thành tố trong ngũ hành sẽ khắc chế, làm hao mòn thậm chí triệt tiêu lẫn nhau. Nếu như quy luật tương sinh ý nói vạn vật, sự sống bắt nguồn từ trời, nhưng tồn tại lâu dài hay hủy diệt lại do vạn vật trên trái đất quyết định. Trong tương khắc, mỗi thành tố cũng có hai mối quan hệ, cái khắc nó (khắc nhập) và cái nó khắc(khắc xuất).
Trong mối quan hệ tương khắc: Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khoắc Thủy. Ý nói, nước khiến lửa tắt, lửa khiến kim nóng chảy, kim loại cắt đổ cây, cây hút dinh dưỡng của đất, đất ngăn nước chảy…
Chọn màu xe theo ngũ hành, áp dụng thế nào?
Mỗi thành tố trong ngũ hành đều có một màu đại diện như Thủy là đen, Mộc là xanh, Hỏa là đỏ, Thổ là vàng, Kim là Trắng. Nếu đã hiểu quy luật ngũ hành tương sinh tương khắc phía trên, bạn hoàn toàn có thể chọn ra màu sắc phù hợp hay không phù hợp với bản mệnh của chính mình. Trong đó nên chọn màu sinh nhập với mệnh của mình để bản thân được lợi nhất thay vì sinh xuất phải chia sẻ với hành khác. Cần cẩn trọng với những màu tương khắc, đặc biệt là khắc nhập (khắc mình).
Ngũ hành tương sinh tương tác theo vòng tròn, có thể dựa vào đây để tìm màu xe thích hợp
|
Trong trường hợp này, có thể hiểu màu sắc của xe chính là biểu tượng của một thành tố. Xe sinh nhập với chủ, cả hai hòa làm một, đại lợi, chủ sinh xuất với xe sẽ không thể tốt bằng. Trái lại, xe khắc chủ sẽ dễ mang lại tai ương, chủ khắc xe cũng không phải chuyện tốt lành, dễ hao tài tốn của để sửa chữa. Ngoài ra, vẫn còn hai yếu tố chi phối trong việc chọn màu xe là phản sinh và phản khắc.
Trong đó, phản sinh ám chỉ nếu “sinh” quá nhiều, dư thừa sẽ bị phản lại như: Mộc cần có Thủy sinh nhưng nước nhiều cây sẽ bị trôi, nhấn chìm, Hỏa cần có Mộc sinh nhưng gỗ nhiều lửa sẽ nghẹt, không cháy được, Thổ cần Hỏa sinh nhưng lửa nhiều sẽ thành than. Kim cần Thổ sinh nhưng đất nhiều quặng kim sẽ bị vùi lấp, Thủy cần Kim sinh nhưng kim nhiều nước sẽ bị đục.
Phản sinh chính là ám chỉ cái gì nhiều quá cũng không tốt, không nên quá lạm dụng vào tương sinh dễ dẫn tới phản sinh. Bạn mệnh Thổ không nghĩa là toàn bộ xe phải sơn màu đỏ, mặc quần áo đỏ, đi giày đỏ, dễ gây ngợp, không thoải mái.
Không nên quá cầu toàn khi chọn màu xe theo phong thủy bởi nhiều quá cũng chưa chắc tốt
|
Trong tương khắc lại có phản khắc, ý nói một thành tố bị khắc nhưng do lực của nó quá lớn có thể phản lại. Ví như: Thủy khắc Hỏa nhưng lửa nhiều nước sẽ cạn, Hỏa khắc Kim nhưng kim loại nhiều lửa sẽ tắt, Kim khắc Mộc nhưng gỗ cứng kim gãy, Mộc khắc Thổ nhưng đất nhiều không dinh dưỡng cây sẽ gầy yếu. Giống như phản sinh, phản khắc cũng ám chỉ trong lựa chọn không nên quá cầu toàn, không phải có chút màu tương khắc mà bỏ qua màu xe ưa thích. Ví như bạn mệnh Thổ không hợp màu đen nên từ bỏ chiếc xe yêu thích màu đỏ chỉ vì lưới tản nhiệt sơn đen - màu tương khắc.
Bình luận (0)