Kích ứng da còn có tên gọi viêm da tiếp xúc kích ứng (irritant contact dermatitis), là kết quả của việc tiếp xúc hoặc tiếp xúc bề mặt với chất gây kích ứng. Chứng viêm da tiếp xúc kích ứng không liên quan đến phản ứng miễn dịch trực tiếp quá mức với việc giải phóng các kháng thể như trường hợp dị ứng.
Thay vào đó, kích ứng da gây viêm và tổn thương bề mặt da với tốc độ cao hơn cơ chế sửa chữa tự nhiên của cơ thể, cho đến khi cơ thể tự đề kháng hoặc can thiệp bằng thuốc uống hay các sản phẩm bôi thoa trực tiếp.
Có những thành phần ẩn trong kem chống nắng, mỹ phẩm dưỡng da và trang điểm là nguyên nhân gây tổn hại da. Nói như vậy không có nghĩa là bạn không nên dùng mỹ phẩm nữa. Điều bạn cần làm là thận trọng với các thành phần in trên nhãn sản phẩm. Cũng chuyên gia Mai Hân mỹ phẩm điểm qua một số thành phần có thể gây kích ứng cho da và bạn nhớ tránh nhé!
Parabens
Parabens là tên gọi chung của nhóm chất bảo quản hóa học được sử dụng rộng rãi nhất trong các mỹ phẩm, dược phẩm và kể cả thực phẩm nhằm tăng hạn sử dụng. Thành phần này có thể gây kích ứng da nghiêm trọng. Bạn có thể thấy trong bảng thành phần dưới tên gọi: Methyl p-hydroxybenzoate, Ethylparaben, Methylisothiazolinone, Chloro-metylisothiazolinone, Sodium benzoate... Tuy nhiên không phải paraben nào cũng đều gây kích ứng ví dụ như Ethylhexylglycerin là một chất bảo quản khá lành tính.
|
Talc
Đây là thành phần thường được dùng trong mỹ phẩm trang điểm khiến da mềm mịn hơn. Nếu da bạn bình thường thì không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu da bạn thuộc loại mẫn cảm (bệnh Rosacea), bạn không nên sử dụng mỹ phẩm có chất này vì chúng rất dễ gây kích ứng da nhạy cảm.
Chất bảo quản Methylisothiazolinone (MIT)
Đây là một chất thường được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm rửa trôi. Nhưng theo các nghiên cứu thì chất này có khả năng gây kích ứng da cao gấp 10% so với các chất thông thường khác. Vì vậy, các bạn khi chọn mua mỹ phẩm nên tránh thành phần methylisothiazolinone, nhất là làn da nhạy cảm.
Các nhóm cồn
Cồn trong mỹ phẩm được chia ra làm 2 loại là cồn khô (drying alcohol) và cồn béo (fatty alcohol). Cồn khô trong mỹ phẩm có những đặc tính gần giống với cồn trong rượu bia, cồn khô là thành phần vô cùng hữu ích trong việc bảo quản và tăng tuổi thọ cho sản phẩm. Một số loại cồn khô dễ gây dị ứng nên tránh là: Ethanol, methanol, alcohol, ethyl alcohol, alcohol denat…
|
Trên đây là một số thành phần có thể gây kích ứng cho da, hãy chú ý hơn đến những thành phần đã được nói đến ở trên để đảm bảo rằng sản phẩm mới sẽ phù hợp với tình trạng da của mình. Và để giảm thiểu tình trạng da bị kích ứng nhớ thử sản phẩm trước khi thoa đều lên da mặt.
Hãy lấy một ít mỹ phẩm và thoa lên vùng da mặt trong cánh tay 2 lần/ngày, duy trì từ 24 - 48 giờ. Nếu bạn không phát hiện bất cứ bất thường nào xảy ra thì có thể an tâm sử dụng sản phẩm đó. Trường hợp, bạn thấy trên da có biểu hiện ngứa, nổi mụn, viêm sưng… thì nên ngưng sử dụng sản phẩm ngay lập tức.
Bình luận (0)