Theo công bố của Tổng cục Thống kê, tính đến quý IV-2013, cả nước có hơn 900.000 người thất nghiệp, trong đó có hơn 72.000 người có trình độ cử nhân trở lên, phần lớn là sinh viên vừa tốt nghiệp. Thực trạng “mất giá” của tấm bằng Đại học là hệ quả tất yếu từ việc chọn sai trường, nhầm nghề của một bộ phận không nhỏ bạn trẻ hiện nay.
Những công thức sai lầm
Trong khi hàng loạt ngành nghề đang “khát” nhân lực, nhiều cuộc khảo sát cho thấy, có đến 60% sinh viên chọn sai ngành. Trong đó, chỉ có 5% sinh viên có hiểu biết về ngành chọn học, 20% có hiểu biết tương đối đầy đủ và 75% thiếu hiểu biết về nghề, chỉ lựa chọn theo cảm tính.
Một trong những công thức chọn nhầm ngành, nhầm trường thường thấy ở sinh viên chính là chọn theo ước mơ. Nhiều bạn trẻ có mơ ước thành phi công, tiếp viên hàng không nhưng không tìm hiểu những đòi hỏi khắt khe của nghề và khả năng đáp ứng của bản thân. Một bộ phận không nhỏ bạn trẻ “sa đà” vào lựa chọn các ngành mới - “thời thượng”, nghề mới - “hot”, cơ hội vàng, bạn bè ưu tiên chọn… nhưng lại mù mờ thông tin về nhu cầu nhân lực và cơ hội phát triển của ngành trong vài năm tới – thời điểm tốt nghiệp để chính thức bước chân vào thị trường lao động.
|
Mặt khác, nhiều quan điểm “khá đâu, học đó” cũng khiến nhiều sinh viên bị lầm tưởng giỏi toán chắc chắn giỏi kinh tế hoặc khá văn sẽ phù hợp với báo chí. Công thức sai lầm này khiến nhiều sinh viên lãng phí thời gian, công sức, tiền bạc cho sự nghiệp học hành khi chợt nhận ra mình không yêu thích ngành nghề đã chọn, “thiếu lửa” ngay từ trên ghế giảng đường đại học.
Chọn “bệ phóng” tốt có dễ?
Khi đã chọn được ngành nghề phù hợp, việc tìm kiếm môi trường đào tạo uy tín – “bệ phóng” tốt cho sự nghiệp tương lai cũng là vấn đề được nhiều phụ huynh học sinh quan tâm, lo lắng. Xu hướng ưu tiên lựa chọn khối các trường công lập bắt đầu giảm trong những năm gần đây bởi sự lên ngôi của khối trường ĐH ngoài công lập. Nội dung giảng dạy chú trọng tính cân bằng giữa học và hành, thường xuyên tổ chức các chương trình tập sự và đào tạo kỹ năng mềm thiết thực; cùng với đội ngũ giảng viên kinh nghiệm thực tiễn phong phú và cơ sở vật chất hiện đại… là những ưu điểm mà các trường ĐH ngoài công lập đã làm tốt trong thời gian qua nên ngày càng “cho ra đời” các lớp sinh viên chất lượng được đảm bảo việc làm với mức lương tương xứng năng lực.
Trong những năm gần đây, ĐH Văn Hiến là một trong số ít trường ĐH ngoài công lập điển hình với mô hình đào tạo như thế; không chỉ ưu tiên nâng cao kiến thức chuyên ngành, đảm bảo sinh viên giỏi chuyên môn mà nhà trường còn chú trọng đào tạo cho sinh viên các kỹ năng mềm về giao tiếp, hoạch định và quản lý thời gian hiệu quả, phương pháp làm việc đội nhóm…để đáp ứng và thích nghi nhanh với môi trường làm việc chuyên nghiệp tại các doanh nghiệp sau này.
Sinh viên ĐH Văn Hiến trong giờ học ngoại khóa
|
Với số lượng chỉ tiêu đào tạo hơn 2,000 sinh viên mỗi năm đa dạng khối và ngành từ kinh tế đến xã hội, những năm qua sinh viên ĐH Văn Hiến khi ra trường luôn vững vàng kiến thức, tự tin với chuyên môn thực tế, đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của nhiều công ty, tập đoàn lớn trong và ngoài nước. Theo thống kê phòng công tác sinh viên, năm 2014, hơn 60% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp, trong đó nhiều sinh viên được giữ lại từ trong kỳ thực tập, nhiều sinh viên khởi nghiệp kinh doanh từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường và đạt những thành công nhất định.
Ngoài các ngành điện tử truyền thông, CNTT, quản trị kinh doanh, thì quản trị dịch vụ du lịch – lữ hành là một trong những ‘‘ngành đỉnh’’ của ĐH Văn Hiến; ngoài ra quản trị khách sạn; tâm lý học, xã hội học…cũng là các ngành nghề được đánh giá cao về chất lượng đầu ra của sinh viên và được các doanh nghiệp, cơ quan ưu tiên khi tuyển dụng.
Đặc biệt, năm 2015, ĐH Văn Hiến là trường đại học ngoài công lập đầu tiên trên cả nước vinh dự được Bộ Giáo dục-Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo ngành Piano và thanh nhạc bậc đại học chính quy.
Bình luận (0)