Ngày 29.3, UBND Q.1 (TP.HCM) có văn bản yêu cầu Chủ tịch UBND 10 phường trên địa bàn vận động các cơ sở kinh doanh cho phép khách vãng lai được sử dụng nhà vệ sinh miễn phí để chống đái bậy.
Người đái bậy ở trung tâm bị bắt dội nước vệ sinh sạch |
Những hình ảnh thường thấy ở Sài Gòn
|
Ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Q.1 cho biết, đây là một trong những giải pháp mà Q.1 thực hiện nhằm chấn chỉnh trật tự lòng lề đường, mỹ quan đô thị và vệ sinh môi trường trên toàn địa bàn, nhất là đối với các trường hợp tiểu tiện, phóng uế bừa bãi trên đường phố gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước và con người Việt Nam đối với khách du lịch đến tham quan, mua sắm tại Q.1 nói riêng và TP.HCM nói chung.
|
Theo đó, Chủ tịch UBND 10 phường triển khai việc tuyên truyền, vận động các chủ nhà hàng, quán ăn, khách sạn trên địa bàn phường hướng dẫn và cho phép người dân, khách du lịch được sử dụng nhà vệ sinh tại địa chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh (có bảng ghi “Sử dụng nhà vệ sinh miễn phí” bảng này do UBND 10 phường cung cấp cho các cơ sở kinh doanh). Từ đó, tạo môi trường xanh, sạch, đẹp và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Người đái bậy nơi công cộng bị xử phạt 200.000 đồng/lần vi phạm và bắt dội nước - Ảnh: Đình Nguyên
|
Trước đó, Đội quản lý trật tự đô thị Q.1 ra quân xử phạt người tiểu bậy ở khu vực công cộng và có gần 40 trường hợp bị lập biên bản xử lý, xử phạt 200.000 đồng/trường hợp. Chế tài kèm theo là bắt buộc người vi phạm phải dội nước khu vực tiểu tiện trái quy định.
Nếu tái phạm, mức phạt sẽ tăng lên 300.000 đồng/lần vi phạm theo quy định tại điều 7, Nghị định 167 năm 2013 của Chính phủ”, ông Hùng thêm.
|
Theo ông Phan Trọng Hùng, Phó phòng quản lý đô thị kiêm Đội trưởng đội quản lý trật tự đô thị Q.1, sau khi Q.1 ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hành vi tiểu bậy nơi công cộng, người vi phạm trong vòng 10 ngày phải đến Kho bạc Nhà nước TP nộp phạt.
Nếu không chịu nộp phạt thì Q.1 sẽ gửi thông báo đến chính quyền địa phương nơi người vi phạm cư trú để đôn đốc, yêu cầu thực hiện, và nếu chây ì nữa thì Q.1 tiến hành cưỡng chế bằng cách kê biên tài sản hoặc trừ lương đối với người làm việc có hưởng lương theo quy định.
|
Tuy nhiên, một vấn đề đặt ra là, hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện đã đáp ứng được nhu cầu thực tế hay chưa, bởi một số người cho rằng nguyên nhân dẫn đến đái bậy có phần do thiếu nhà vệ sinh công cộng.
|
|
|
|
Ông Hà Tôn Tuấn Hiệp, Phó giám đốc Công ty dịch vụ công ích Q.1 cho biết, hiện công ty quản lý gần 30 nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn Q.1 nằm rải đều ở nhiều nơi.
|
|
“Hầu hết các nhà vệ sinh công cộng do đặc điểm nằm trong khu vực chợ, khu dân cư đông đúc, nhu cầu sử dụng lớn dẫn đến mau xuống cấp, các thiết bị mau hư hỏng. Trong khi đó, các nhà vệ sinh composite có đặc điểm nằm ngoài lộ thiên, chịu ảnh hưởng tác động của môi trường xung quanh nên màu sắc cũng mau xuống cấp. Thực tế thì hệ thống nhà vệ sinh hiện không đáp ứng nhu cầu”, ông Hiệp nói.
|
“Hầu hết nhà vệ sinh công cộng ở trung tâm TP bị xuống cấp nhưng vẫn thu tiền để duy trình hoạt động”, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Q.1 thừa nhận và cho biết: “Để khắc phục tình trạng này, Q.1 đang triển khai đồng loạt cải tạo, xây mới các nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn “5 sao”, có máy lạnh, lối đi riêng cho người khuyết tật, trang thiết bị hiện đại…, nhưng phục vụ hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi đang tính toán để làm được việc này với hình thức xã hội hóa phù hợp, khả thi nhất”.
Bình luận (0)