Nguyễn Thị Minh Thùy (quê Quảng Ngãi), sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, chia sẻ nỗi niềm: “Lần đầu tiên sống xa nhà, phải tự lập nên nhiều bạn sinh viên như mình bị sốc và hụt hẫng dữ lắm. Mới lên thành phố học được mấy ngày đã muốn về quê vì nhớ ba mẹ, nhưng cứ như thế thì không thể nào học hành được gì”.
Theo tiến sĩ tâm lý Nguyễn Hữu Long, Phó giám đốc Phân viện miền Nam (Học viện Thanh thiếu niên VN), việc thay đổi môi trường sống, học tập sẽ tạo ra những biến động về mặt tâm lý, đặc biệt là khía cạnh cảm xúc.
Để sinh viên có thể thích nghi và ứng phó với những khó khăn trong thời gian đầu bước vào ngưỡng cửa tự lập, tiến sĩ Long khuyên: “Mọi thứ lúc nào khởi đầu cũng khó khăn nhưng dần dần sẽ thay đổi chỉ sau thời gian ngắn. Nếu trước đây môi trường học tập ở bậc phổ thông, học sinh ít có cơ hội giao lưu, thì lên bậc đại học cần chủ động giao lưu với nhiều bạn bè. Hãy nghĩ đây là cơ hội để bạn phát huy tính tự chủ của mình. Học trung cấp, cao đẳng, đại học là học để hành nghề tương lai, nên các bạn hãy nghĩ xa và rộng hơn để chính suy nghĩ đó sẽ là động lực giúp vượt qua khó khăn trong giai đoạn đầu xa nhà và tiếp cận với môi trường mới”…
Nhiều ý kiến cho rằng sinh viên thời nay rất nghiện điện thoại. Thế nhưng cũng có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề này.
Bình luận (0)