TP.HCM vừa ký hợp đồng nguyên tắc thuê máy bơm 'khủng' chống ngập cho 'rốn' ngập Nguyễn Hữu Cảnh. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh công năng cũng như hiệu quả của giải pháp này.
Trước những nhận định về hiệu quả việc chống ngập bằng máy bơm, ông Nguyễn Tăng Cường, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn công nghiệp Quang Trung (đơn vị cung cấp máy bơm) phản biện: Nếu giải quyết ngập theo cách thông thường là xây dựng hệ thống cống thật lớn, phải đặt cống rất thấp nước mới có thể chảy được. Nhưng với thực tế địa hình cốt nền TP.HCM rất thấp như hiện nay, chỉ có nước ngoài sông chảy vào chứ nước bên trong không chảy ra được. Muốn khắc phục thì phải nâng đường nhưng nâng đường lên thì nhà dân sẽ... thành ao. Người dân sống hai bên đường sẽ phải bỏ tiền ra để nâng nhà theo kiểu “Sơn tinh Thủy tinh”, đường nâng đến đâu sửa nhà cao đến đấy.
Video: Đường Nguyễn Hữu Cảnh hết ngập sau khi siêu máy bơm hoạt động
'Từ bây giờ về sau, khi nước bắt đầu dâng đầy miệng cống chuẩn bị tràn lên đường, tôi sẽ chỉ đạo nổ máy bơm ngay lập tức, đảm bảo đường Nguyễn Hữu Cảnh không ngập', ông Nguyễn Tăng Cường nói.
Vị trí đặt máy bơm khủng chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh, bơm nước ra sông Sài Gòn Ảnh: Quế An
“Máy bơm công suất lớn có thể giải quyết vấn đề này. Khi nước ngập, chỉ cần nhấn nút khởi động là lập tức nước sẽ được hút ào ào vào máy bơm theo hệ thống ống thép kết nối với miệng ống cống, đổ ra sông Sài Gòn. Qua 3 lần vận hành thử nghiệm, thực tế đã chứng minh máy bơm công suất lớn đã phát huy hiệu quả làm đường Nguyễn Hữu Cảnh hết ngập nhanh chóng với các mực nước khác nhau”, ông nói.
Ngày 3.10, trên mạng xã hội xôn xao về clip quay cảnh một số người đàn ông đang xử lý nạn buôn bán dưới lòng đường tại xã Quảng Điền, H.Krông Ana (tỉnh Đắk Lắk).
Ông Cường thông tin thêm: hiện nay tất cả cống thoát nước của TP đều chảy ra sông, phần lớn chưa qua xử lý và là hệ thống thoát chung cho cả nước thải lẫn nước mưa. Công nghệ bơm khủng còn trang bị thiết bị lọc để ngăn rác, vật dụng dơ bẩn… tràn ra sông, hạn chế tối đa tắc nghẽn cống rãnh, ô nhiễm sông Sài Gòn.
Theo ông Nguyễn Tăng Cường: “Sắp tới, các cống nước dưới lòng đường Nguyễn Hữu Cảnh sẽ được gắn chíp, khi nước bắt đầu lấp đầy miệng cống chuẩn bị tràn lên đường sẽ có hệ thống báo tự động về cho nhân viên vận hành máy ngay lập tức để khởi động máy bơm, đảm bảo không ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh”.
Về lo ngại bơm ra sông liệu có gây ngập nơi khác, TS Hồ Long Phi, Giám đốc Trung tâm quản lý nước và biến đổi khí hậu WACC - Đại học Quốc gia TP.HCM, cho rằng lượng nước bơm ra từ máy bơm siêu “khủng” so với lượng nước sông hiện nay là quá nhỏ.
Đa số các khu vực trong TP vẫn thoát nước theo địa hình tự nhiên nên không cần thiết lo ngại việc lắp đặt quá nhiều hệ thống máy bơm sẽ khiến mực nước sông Sài Gòn tăng vọt hay hút nước chỗ này gây ngập chỗ khác. Khi máy bơm hoạt động, gom nước trong cống vẫn chảy theo công suất của cống nên cũng không lo áp lực gây sạt lở.
Sáng nay 2.10, UBND TP.HCM và Tập đoàn Công nghiệp Quang Trung ký kết hợp đồng nguyên tắc công trình bơm chống ngập đường Nguyễn Hữu Cảnh (Q.Bình Thạnh) và kêu gọi người dân cùng giám sát hiệu quả chống ngập. Trong sáng cùng ngày, trời cũng mưa rất to trên địa bàn TP, và máy bơm có dịp 'thử sức'?
Không hết ngập không lấy tiền
Trả lời thắc mắc vì sao đường Nguyễn Hữu Cảnh ngập rất sâu trong cơn mưa ngày 30.9 mới đây, hàng loạt phương tiện giao thông chết máy mới cho khởi động máy bơm, ông Nguyễn Tăng Cường nói: “Khi đường này vừa ngập, tôi liền gọi Trung tâm chống ngập TP xuống chứng kiến, xem quá trình vận hành của máy bơm hút nước để đánh giá công trình vì đang trong giai đoạn nghiệm thu. Khi chính thức đi vào hoạt động, tôi cam đoan sẽ không bao giờ có tình trạng ngập trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, nếu không hết ngập thì sao lấy tiền được”.
Ông Cường cam kết: “Sắp tới khi đường Nguyễn Hữu Cảnh xuất hiện nước ngập thì hệ thống bơm ngay, không chờ mực nước dâng cao mới bơm. Việc thí điểm chống ngập ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, nếu như không hết ngập thì chúng tôi không lấy tiền”
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cho rằng đây là một hợp đồng kinh tế sử dụng dịch vụ công. Công nghệ chống ngập kiểu mới này do Tập đoàn Quang Trung giữ “bản quyền”, do đó TP không can thiệp sâu vào vấn đề kỹ thuật. Nếu thí điểm ở đường Nguyễn Hữu Cảnh thành công, TP tính đến việc nhân rộng ra một số vị trí phù hợp trên địa bàn TP.
Đ.M - An Huy
Hệ thống thiết bị (máy bơm) có chiều dài 15 m, rộng 6 m và chiều cao 4,2 m. Ống chính của thiết bị bơm có đường kính tương đương với đường kính của hệ thống cống thoát nước chạy dọc theo hai bên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Một đoạn ống cống trước khi đổ ra sông Sài Gòn đã được cắt ra và đặt tổ hợp máy bơm xuống.
Hệ thống được thiết kế bằng máy bơm ly tâm có thể hút nước với công suất từ 27.000 - 96.000 m3/giờ, hoạt động bằng dầu hoặc điện. Máy bơm gắn trực tiếp vào cống thoát nước có sẵn của TP.
Chủ đầu tư lắp đặt một đường ống mới nối từ máy bơm (được đặt ngay sát mép bờ sông Sài Gòn) băng qua khu dân cư rồi kết nối với 2 đường cống có sẵn hai bên lề đường Nguyễn Hữu Cảnh. Khi máy bơm hoạt động, nước sẽ được hút mạnh vào đường ống mới này rồi đổ trực tiếp ra ngay mép bờ sông Sài Gòn chỗ đặt máy bơm.
Mưa lớn chưa đầy 1 giờ đã biến đường Nguyễn Hữu Cảnh (P.19, Q.Bình Thạnh, TP.HCM) ngập kéo dài như sông, hàng loạt xe qua đây chết máy. Tuy nhiên, khi nước dâng đến 65 cm thì máy bơm thông minh mới vận hành chống ngập.
Bình luận (0)