Có những lô đất “địa chính phường cũng không biết”
Phát biểu tại hội nghị này, cử tri Phạm Lai (trú tại P.An Khê, Q.Thanh Khê) cho biết, sau khi giải tỏa mồ mả và mở đường dân sinh, ông nhận thấy đất rẻo còn rất nhiều, gây ô nhiễm môi trường trong khi đó TP đang xây dựng TP xanh, sạch, đẹp.
“TP đã có giải pháp gì để sử dụng đất rẻo này có hiệu quả. Vừa qua, có một số cư dân nộp đơn xin mua đất rẻo, tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được giải quyết. Tôi thấy quy trình giải quyết hồ sơ chậm trễ, nguyên nhân vì sao và giải pháp khắc phục thế nào?”, ông Lai chất vấn.
Ông Nguyễn Nho Trung, Chủ tịch HĐND Đà Nẵng cũng cho hay, theo quyết định 3862 về việc rà soát đất rẻo, HĐND TP đã thống nhất với UBND TP sẽ kết thúc việc rà soát trong quý 3.
|
Theo ông Tô Văn Hùng, đề án cơ sở dữ liệu đất đai sẽ hoàn thành vào năm 2019. Về nguyên tắc hệ thống dữ liệu đất đai phải thống kê, kiểm soát được tất cả những thửa đất được hình thành trên địa bàn TP, kể cả đất rẻo.
Tuy nhiên, một thời gian dài quản lý đất đai chưa chặt chẽ, đặc biệt là những thửa đất được hình thành trong quá trình đô thị hóa, lấn chiếm, còn lại sau triển khai dự án…
Việc bàn giao những quỹ đất của các cơ quan quản lý dự án hiện vẫn chưa làm triệt để được. Đất rẻo còn rải rác trong dự án, hiện còn rất nhiều thửa đất mà không thể trong ngày một ngày hai thống kê được.
|
“Một xe cát của dân đổ ở vỉa hè, có biết không?”
Liên quan đến vấn đề quản lý đất rẻo, ông Tô Văn Hùng cho biết, TP ban hành quyết định 3862 để xử lý đất rẻo của người dân là quy định hợp lý nhưng thực hiện có nhiều bất cập như không thể thống kê đầy đủ những đất rẻo tồn tại trên địa bàn. TP mong muốn các địa phương thống kê đầy đủ, để có kế hoạch tổng thể để sử dụng đất rẻo nhưng việc này không làm được.
Ông Hùng cũng cho biết, việc triển khai quyết định vướng những quy định trong quản lý đất đai.
“Không có 1 m2 nào được phép giao trực tiếp cho người dân. Cái này chính Sở Tư pháp đã tuýt còi khi ban hành quyết định 3862 này. Sở TN-MT đã tham mưu TP trình báo cáo Thường trực Thành ủy và Thường trực HĐND hủy quyết định này”, ông Hùng thông tin.
“Sở cũng chủ trì và có hướng dẫn các đơn vị quản lý đất đai để triển khai việc xử lý đất rẻo. Sở TN-MT TP có văn bản tham mưu xin ý kiến Bộ TN-MT. Những đất rẻo hình thành sau ngày 1.7.2014 (thời điểm Luật Đất đai 2013 có hiệu lực), Sở đang xin ý kiến của cấp trên”.
|
Ông thẳng thắn nhận định, đây là vấn đề “không thể nói là không biết được”. Vấn đề là trách nhiệm ở đâu, của ai quản lý, phân công phân cấp thế nào.
“Đất ở trong dân là tài nguyên, là tài sản của nhân dân mà chúng ta làm chính quyền không biết là không được. Dân người ta cần vườn dạo, cây xanh, nhà sinh hoạt cộng đồng cũng không có trong khi đó để hoang hóa và ô nhiễm môi trường”, ông Trung nhấn mạnh.
Chủ tịch HĐND Đà Nẵng cho rằng, người dân có nhà ở chật, chỉ 20 - 30 m2 lại có miếng đất rẻo nên cần làm mở rộng cho con, cháu ở nhưng lại để đất lãng phí. “Cái này phải làm gấp. Đã có chủ trương rồi. Sắp tới sửa quyết định 3862 hoặc ban hành quyết định mới thì phải làm rà soát báo cáo”, ông Trung nói thêm.
Bình luận (0)