Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Cần phát huy vai trò luật sư ngay từ khi điều tra

18/04/2015 17:54 GMT+7

(TNO) Phát biểu tại Đại hội Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLS VN) sáng nay 18.4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận định những năm qua, LĐLS VN đã phối hợp với TAND, VKSND, Bộ Công an để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để bảo đảm quyền hành nghề hợp pháp của luật sư được tôn trọng.

(TNO) Phát biểu tại Đại hội Liên đoàn Luật sư Việt Nam (LĐLS VN) sáng nay 18.4, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận định những năm qua, LĐLS VN đã phối hợp với TAND, VKSND, Bộ Công an để kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng để bảo đảm quyền hành nghề hợp pháp của luật sư được tôn trọng.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Liên đoàn luật sư phải là cầu nối giữa đảng, nhà nước và luật sư

Chủ tịch nước đánh giá hoạt động của luật sư (LS) trợ giúp pháp lý cho người nghèo được tăng cường. Các LS đã tích cực tham gia vào quá trình cải cách tư pháp, xây dựng pháp luật, tư vấn các giao dịch quốc tế quan trọng. Đặc biệt là những hoạt động đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển Đông. Kết quả nói trên là tiền đề vững chắc cho các nhiệm kỳ tiếp theo.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch nước, tổ chức hoạt động LS còn những hạn chế, thách thức không nhỏ. Tỉ lệ LS so với số dân còn thấp so với các nước trên thế giới. Nhiều nơi ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới hải đảo thậm chí chỉ có 1 LS/11.000 người.
Bên cạnh đó, chất lượng hoạt động của LS chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về tố tụng và tư vấn pháp luật theo yêu cầu của cải cách tư pháp. Cá biệt, còn có một số LS chưa có nhận thức đúng đắn về chính trị. Vi phạm đạo đức nghề nghiệp, chưa thực sự gương mẫu chấp hành pháp luật trong khi hành nghề luật sư; công tác quản lý nhà nước đối với LS cũng còn nhiều hạn chế.
Nhắc lại tinh thần quan trọng của Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó xác định rõ xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh; bảo vệ công lý…; đồng thời, Hiến pháp 2013 cũng đã quy định rõ nguyên tắc tranh tụng trong xét xử phải được bảo đảm, cũng như quyền bào chữa của bị can, bị cáo; nguyên tắc bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự, Chủ tịch nước nhấn mạnh đây chính là những định hướng và căn cứ pháp lý quan trọng để phát triển nghề LS ở nước ta.
Ông cũng lưu ý: Với tư cách là một chủ thể tham gia vào hoạt động tư pháp, LS có vai trò quan trọng trong việc góp phần vào nhiệm vụ bảo vệ công ý, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của nhà nước, của tổ chức, cá nhân.
Trên tinh thần đó, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị LĐLS VN cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, củng cố, kiện toàn tổ chức từ Trung ương tới địa phương; thường xuyên đổi mới nâng cao chất lượng hoạt động.
Với cá nhân mỗi LS, Chủ tịch nước đề nghị phải tự giác rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, thật sự gương mẫu tuân thủ pháp luật, không ngừng học tập để nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, tích lũy kinh nghiệp… để trở thành những LS giỏi có uy tín cao, đáp ứng được yêu cầu của đất nước, ngang tầm với các LS giỏi trong khu vực và trên thế giới, có khả năng giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.
Đặc biệt, Chủ tịch nước đề nghị LĐLSVN nghiên cứu đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện luật pháp, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho LS và các tổ chức LS hoạt động, xây dựng cơ chế để LS tranh tụng tại các phiên tòa xét xử các vụ án hình sự; phát huy vai trò của LS ngay từ khi điều tra nhằm bảo đảm cho mọi công dân có nhu cầu được trợ giúp pháp lý và bào chữa khi bị xét xử tại những phiên tòa hình sự.
Ngoài ra, LĐLS VN cần thực hiện vai trò cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và giới LS, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, cho trí tuệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của LS…
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.