Theo cáo trạng, từ tháng 10.2012 đến tháng 5.2013, Phong nhận 9 công nhân (CN) vào làm việc trong xưởng gỗ. Quá trình làm việc, Phong nhốt các CN ở trong phòng từ tối đến sáng hôm sau. HĐXX xác định hành vi nhốt, khóa trái cửa đã xâm hại quyền tự do đi lại, sinh hoạt của CN, đủ yếu tố cấu thành hành vi phạm tội. Liên quan đến cái chết của CN Sơn Bồ Rót (25 tuổi, ngụ Sóc Trăng) do bơi qua hồ Cần Nôm ngày 26.5.2013 để trốn khỏi xưởng gỗ, người nhà nạn nhân đã làm đơn gửi TAND H.Dầu Tiếng tố cáo Phong về hành vi "không cứu người bị nguy hiểm đến tính mạng". Tuy nhiên, chủ tọa phiên tòa Phạm Minh Đồng đã bác yêu cầu của gia đình nạn nhân và lời khai của nhân chứng chứng kiến việc Sơn Bồ Rót bơi qua hồ và yêu cầu Phong cho ra cứu vớt nhưng Phong không đồng ý.
Trao đổi với PV sau khi tòa tuyên án, luật sư Lê Quang Vũ (Văn phòng luật sư Người nghèo, hỗ trợ pháp lý cho gia đình nạn nhân Sơn Bồ Rót) cho biết việc HĐXX áp dụng khoản 2 điều 123 Bộ luật Hình sự với tình tiết định khung phạm tội nhiều lần, đối với nhiều người là chưa xem xét đến hậu quả chết người. “Vì bị giam mà Sơn Bồ Rót phải bỏ trốn rồi chết đuối. Rõ ràng hành vi giam người trái pháp luật dẫn đến cái chết của Sơn Bồ Rót là gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó phải truy tố, xét xử Trần Tấn Phong theo khoản 3 điều 123 bộ luật Hình sự với mức hình phạt từ 3 - 10 năm tù mới đúng quy định”, luật sư Vũ nói.
Đỗ Trường
>> Xét xử chủ xưởng gỗ quản lý công nhân bằng luật rừng
>> Chủ xưởng gỗ quản lý công nhân bằng... luật rừng
Bình luận (0)