Kỹ sư Đồng Văn Khiêm, thành viên hội đồng tư vấn phản biện Ủy ban MTTQ Việt Nam TPHCM, nói không ai muốn thu được nhiều phí môi trường vì phí càng thu được nhiều chứng tỏ môi trường TP càng ô nhiễm.
"Hiện có nhiều dự án, doanh nghiệp ở TP gây ô nhiễm nhưng tại sao đề án lại thu phí đối với nước thải công nghiệp. Sau đó ông đề xuất tên của đề án phải thu phí nước thải độc hại. Các nhà vườn hiện đang sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật. Cho nên có người nói chưa bao giờ đoạn đường từ bàn ăn đến nghĩa địa ngắn như lúc này. Tức là việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường, gây ra nhiễm độc cho thực phẩm nhưng đề án lại không đưa vào”, ông Khiêm đặt vấn đề.
Ông Trần Thanh Hồng, đại diện Khu chế xuất Tân Thuận ủng hộ việc tăng thu phí môi trường nhưng cũng chỉ ra một số điểm bất hợp lý của dự thảo đề án. Theo ông Hồng, việc tăng thu phí phải có cơ sở khoa học nhưng ở đề án lại rất sơ sài, chưa kể chỉ việc thu thập dữ liệu 2.700 doanh nghiệp với mức đóng phí chỉ 8 tỉ đồng/năm là chưa đủ dữ liệu chung cho toàn TP.
|
“Đề án chỉ đặt nặng mục đích tăng tiền thu phí là chính chứ không phải mục đích răn đe để doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn. Bên cạnh việc thu phí thì phải làm sao để doanh nghiệp áp dụng công nghệ nhằm giảm chi phí, làm sao tái chế nước thải sử dụng vào mục đích công nghiệp hạn chế nước sạch mà TP đang tốn lớn chi phí lọc cung cấp cho người dân”, ông Hồng nói.
Tiến sĩ Lê Đặng Trung, Giám đốc Công ty RTA, cho hay ngoài con số 2.700 doanh nghiệp đã thu phí nước thải môi trường thì số doanh nghiệp chưa thu được mà đề án chưa đề cập sẽ là con số cực kỳ lớn, thậm chí lên tới hàng trăm ngàn doanh nghiệp. Từ đây ông Trung nêu lên vấn đề thu phí môi trường nước thải ở TP.HCM không phải ở biểu phí mà chính là cách thu đã thu đủ số lượng doanh nghiệp phải đóng phí hay chưa.
“Phần doanh nghiệp không thu được đang chi phối toàn bộ bức tranh phí môi trường ở TP.HCM. Đề án cần phải làm rõ để không bỏ sót doanh nghiệp phải thu phí”, ông Trung đề nghị.
Ông Tống Hữu Châu, Hội đồng tư vấn khoa học kỹ thuật và môi trường TP.HCM (Ủy viên UB MTTQ TP.HCM) đồng tình phải bổ sung nước thải phát sinh từ các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám chữa bệnh vào đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường đó là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, ông Châu kiến nghị TP.HCM nên có chính sách, chủ trương bắt buộc, cưỡng chế hoặc phạt nặng đối với những cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám chưa có biện pháp xử lý nước thải này.
Ngoài ra, ông Châu cho rằng trong đề xuất điều chỉnh mức phí đối với cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lưu lượng thải từ 5m3/ngày đêm trở lên thì ngoài mức phí cố định 1,5 triệu đồng/năm còn được tính thêm theo lưu lượng xả thải là bất cập. Bởi vì nếu đánh đồng lưu lượng xả thải sẽ dẫn đến sự bất công đối với những cơ sở sản xuất có sử dụng hệ thống xử lý nước thải và cơ sở không sử dụng hệ thống xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường.
Ông Hà Ngọc Trường, Ủy viên thường vụ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM, đồng tình việc tăng phí và bổ sung đối tượng thu phí chưa thật sự tác động đến ý thức bảo vệ môi trường đối với các cơ sở, doanh nghiệp. Tuy nhiên ông lo ngại, việc tăng phí và bổ sung nước thải y tế, các cơ sở khám chữa bệnh vào đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường có thể sẽ làm tăng phí dịch vụ, gây tác động đến người dân.
|
Phí nước thải sẽ từ 100 triệu đồng tăng lên 1,6 tỉ đồng
Bà Lê Bích Loan, Phó trưởng Ban quản lý Khu công nghệ cao (KCNC) TP.HCM, cho biết theo quy định hiện tại, các doanh nghiệp ở KCNC TP sử dụng dịch vụ xử lý nước thải sẽ không phải đóng phí nước thải công nghiệp. Với lưu lượng nước thải 5.000 m3/ngày đêm, mức phí bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp KCNC TP đóng khoảng 100 triệu/năm. Tuy nhiên, theo cách tính mới của đề án tính theo hệ số K (lưu lượng xả thải) thì mỗi năm phí doanh nghiệp KCNC TP phải đóng gần 1,6 tỉ đồng, tức cao hơn 1,5 tỉ đồng so với trước. Số phí này không hợp lý và nếu áp dụng KCNC TP sẽ không biết lấy nguồn kinh phí ở đâu để đóng. |
Bình luận (0)