Ngày 16.6, tại Hà Nội, ông Trần Quang Hoài, Phó trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NN-PTNT), đã chủ trì cuộc họp đánh giá vận hành hồ chứa thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình.
Do ảnh hưởng của mưa lớn, theo chỉ đạo của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, các hồ thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình lần lượt phải mở các cửa xả lũ. Hiện nay, hồ Sơn La mở 2 cửa xả lũ, hồ Hòa Bình mở 5 cửa xả lũ.
Nước dâng cao hơn đỉnh trước lũ, thủy điện Sơn La và Hòa Bình tiếp tục xả |
Ông Trần Quang Hoài cho biết, theo quyết định số 740/QĐ-TTg, ngày 17.6.2019 của Thủ tướng Chính phủ thì quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng sẽ bắt đầu triển khai từ 15.6 hàng năm.
Nhưng năm nay, mưa lớn và diễn biến dị thường. Theo ghi nhận từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 thì lũ đã về và theo đề nghị của các chủ hồ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai đã kích hoạt quy trình vận hành, điều tiết lũ. Còn thông thường hàng năm, công tác vận hành các hồ chứa thường là giữa mùa hoặc cuối mùa mưa lũ.
Ông Trần Quang Hoài cho biết, mưa lũ phức tạp và hiện tại chưa vào mùa lũ nhưng Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên tai đã phải kích hoạt quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng |
Phan Hậu |
Nhưng năm nay, mưa lớn và diễn biến dị thường. Theo ghi nhận từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 thì lũ đã về và theo đề nghị của các chủ hồ, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên phải linh hoạt điều chỉnh để kích hoạt quy trình vận hành, điều tiết lũ. Còn thông thường hàng năm, công tác vận hành các hồ chứa thường là giữa mùa hoặc cuối mùa mưa lũ.
So sánh với các lần vận hành điều tiết lũ trước đây, ông Trần Quang Hoài cho rằng, trước đó, từ ngày 10 - 13.10.2017, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã phải vận hành xả lũ với lưu lượng gần 16.000 m3/giây. Năm 2017 cũng là lần đầu tiên hồ thủy điện Hòa Bình phải vận hành cả 8 cửa xả nhưng đây là thời điểm đúng mùa lũ
“Nhưng ở đợt vận hành hồ đang diễn ra hiện nay thì lại là thời điểm đầu mùa lũ dù theo quy định là chưa đến mùa lũ. Các tỉnh miền Bắc hiện giờ vẫn chưa phải là thời gian trọng điểm mùa mưa lũ, thông thường sẽ kéo dài từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 10”, ông Hoài nói.
Đã tính toán mọi khả năng rủi ro khi xả lũ
Ông Trần Quang Hoài cũng cho biết, lũ ở các tỉnh vùng núi phía bắc ngoài ảnh hưởng do mưa lớn còn có sự cộng hưởng từ lũ chảy từ Trung Quốc vào Việt Nam. Khi trong thời gian qua, theo ghi nhận, Trung Quốc cũng có mưa rất lớn, cả 5 hệ thống sông của nước này đã vượt mức báo động. Ngoài ra, nhiều hồ chứa của Trung Quốc đã phải xả lũ
Các sông lớn của Việt Nam, trong đó hệ thống lớn nhất đó là sông Hồng và sông Mê Kông chiếm 50% lưu vực và nguồn nước từ các quốc gia thượng nguồn. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã nỗ lực kết nối trao đổi thông tin chia sẻ dữ liệu cơ bản với Trung Quốc, Lào, Campuchia. Nhưng đặc biệt trên hệ thống sông Thao chảy qua khu vực tỉnh Lào Cai thì hiện vẫn chưa thể nắm bắt thông tin xả lũ từ phía Trung Quốc. Còn trên sông Đà hiện đã có trạm đo ở Kẻng Mỏ (Lai Châu).
Thủy điện Hòa Bình đang phải vận hành 5 cửa xả lũ |
Xuân Tiến |
“Vẫn còn nhiều khu vực biên giới, chúng ta chưa nắm bắt được lưu lượng dòng chảy sẽ về qua các cửa khẩu ra sao và đây cũng là khó khăn trong công tác chỉ đạo ứng phó”, ông Hoài nói.
Ông Trần Quang Hoài cũng khẳng định, khi ra quyết định phải xả lũ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã phải tính đến tất cả kịch bản có nguy cơ rủi ro và rủi ro đến ai, hệ thống công trình ra sao và thậm chí phải tính toán các nguy cơ rủi ro khi phải đóng cửa xả. Khi đóng cửa xả, nước rút quá nhanh sẽ gây ra tình trạng sụt lún, sập mái kè, chân đê.
Ngay trong ngày 16.6, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã cử các đoàn công tác xuống các địa phương kiểm tra các khu vực trọng yếu. Ngoài ra, các địa phương ở vùng hạ du sông Hồng đang duy trì lực lượng trực 24/24 giờ, duy trì tuần tra, canh đê để kịp thời phát hiện các vị trí xung yếu, có thể xảy ra sự cố.
Bình luận (0)