“Chữa lành chỉ dành cho người giàu, còn nghèo thì cắn răng mà chịu đựng” xét ở một khía cạnh nào đó, có thể là câu nói đùa nhưng lại phản ánh thực trạng về nhu cầu chữa lành trong xã hội hiện nay.

TS Lê Nguyên Phương cho rằng không vì khái niệm "chữa lành" bị lạm dụng mà phủ nhận nhu cầu chữa lành của người khác
BÙI VÂN
Người trẻ có khả năng nhận biết các vấn đề tâm lý của bản thân tốt hơn so với các thế hệ khác. Điều đó cũng khiến cho khái niệm “chữa lành” trở nên phổ biến và đang trở thành "trend".
Chữa lành hiện diện khắp mọi nơi, từ trên mạng đến ngoài đời thật nhằm xoa dịu về tâm lý, giảm bớt những tổn thương, loại bỏ suy nghĩ tiêu cực. Tuy nhiên, đi kèm đó là rất nhiều luồng tranh cãi.
Bình luận (0)