[VIDEO] Học sinh sử dụng sách giáo khoa như thế nào?
|
Lý do được đưa ra là thời điểm này, chương trình các môn học trong giáo dục phổ thông mới vẫn chưa ban hành nên còn hàng loạt công việc tiếp theo như thông báo để các tổ chức, cá nhân tham gia đăng ký viết SGK, nghiên cứu chương trình để biên soạn SGK; thẩm định, phê duyệt và phát hành SGK. Sau khi có SGK, cần có thời gian nhất định để các nhà trường, giáo viên, học sinh và người dân tìm hiểu, dạy thử nghiệm để lựa chọn bộ SGK phù hợp nhất… Tất cả các công đoạn đó khó thực hiện đảm bảo chất lượng trong chưa đầy một năm nữa.
tin liên quan
Yêu cầu cân nhắc một chương trình, nhiều bộ SGKĐược biết, đến đầu tháng 9, Bộ GD-ĐT vẫn quyết tâm rất cao trong việc sẽ “thay sách” từ năm học tới. Thông tin này cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra tình trạng thiếu SGK lớp 1 trầm trọng vào thời điểm năm học mới. Nhà xuất bản Giáo dục VN cho hay, trước thông tin sắp thay SGK mới, một vài công ty sách - thiết bị trường học địa phương đã đặt kế hoạch thấp để tránh tồn kho, ảnh hưởng đến kế hoạch in ấn phát hành SGK. Trong loạt bài về SGK vừa qua, Báo Thanh Niên cũng phản ánh lo ngại của các chuyên gia về việc cố ép tiến độ đổi mới chương trình, SGK vào năm tới khi các điều kiện chưa đảm bảo.
Trước đó, tại kỳ họp Quốc hội cuối năm 2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới. Theo đó, thời hạn áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới theo hình thức cuốn chiếu sẽ được thực hiện chậm nhất từ năm học 2020 - 2021 đối với cấp tiểu học, từ năm học 2021 - 2022 đối với cấp THCS và từ năm học 2022 - 2023 đối với cấp THPT.
Nghị quyết này cũng yêu cầu Chính phủ chỉ đạo việc xây dựng chương trình, biên soạn SGK giáo dục phổ thông mới, bảo đảm không tăng kinh phí, đồng thời bố trí đủ nguồn lực, chuẩn bị đồng bộ các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ sở vật chất để triển khai áp dụng chương trình, SGK giáo dục phổ thông mới.
Bình luận (0)